Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong bối cảnh 2011, khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thì “bầu sữa” từ nguồn vốn ODA bị thắt chặt, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta buộc phải vay vốn tính lãi cao, chứ không được vay ưu đãi như trước đây.
Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân sách hạn chế, trong khi nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng là rất lớn để tạo đà đưa kinh tế phát triển, vì thế, Chính phủ, Quốc hội và các Bộ ngành đã thống nhất hút vốn đầu tư tư nhân, từ đó, mô hình BOT ra đời.
Cụ thể, ngày 16/01/2012, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về “Xây dựng kết cấu hạ tầng (KCHT) đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” ( gọi tắt là Nghị quyết số 13-NQ/TW) nhằm thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thỏa đáng của nhà đầu tư. Đồng thời, mở rộng hình thức Nhà nước và Nhân dân cùng làm, có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng...
Đến ngày 8/6/2012, Chính phủ có Nghị quyết số 16/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW.
Sau 4 năm (2012-2015), Bộ GTVT đã trình Thủ tướng Chính phủ nhu cầu đầu tư KCHT giao thông khoảng 484.000 tỷ trong khi đó nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN), vốn Trái phiếu Chính phủ (TPCP) và vốn ODA cân đối khoảng 181.000 tỷ, tương đương 37% so với nhu cầu.
Trong bối cảnh đó, Bộ GTVT đã đẩy mạnh hình thức xã hội hoá đầu tư, thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển KCHTGT; kết quả đã huy động được 186.660 tỷ đồng (chiếm 42%) trong tổng nguồn 444.040 tỷ đồng cho đầu tư KCHTGT trong giai đoạn này. Nhờ đó, mà hàng chục tuyến đường mới đã được hình thành, góp phần thay đổi “bức tranh” giao thông toàn quốc từ Bắc đến Nam.
Lần đầu tiên chúng ta có trục Quốc lộ 1- "xương sống" chạy từ Hà Nội đến Tp. HCM, hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử từ Cao Bằng đến Cà Mau; 700 km đường cao tốc cũng được hoàn thiện trong giai đoạn này cùng hàng trăm các cầu yếu được thay thế. Tuyến đường vành đai 3 (trên cao) sau 10 năm đắp chiếu đã hoàn thành nhanh chóng sau hơn 1 năm thi công, (vượt tiến độ 9 tháng)….
Nhờ có nguồn vốn BOT, hàng chục dự án giao thông đã được xây dựng
Theo số liệu của Bộ GTVT, trong giai đoạn 2011-2015, tổng số nguồn vốn toàn ngành giao thông huy động được 444.040 tỷ đồng, đáng chú ý nguồn vốn tư nhân chiếm tới 186.660 tỷ đồng (chiếm 42%) và thu hút, ký kết được 6,24 tỷ USD vốn ODA (tổng vốn ODA đã ký kết đến nay là 18,46 tỷ USD).
Mặt khác, tổng vốn được giải ngân trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 379.213 tỷ đồng, trong đó giải ngân vốn tư nhân 121.833 tỷ đồng (chiếm 32,13%) và giải ngân vốn Nhà nước 257.380 tỷ đồng (chiếm 67,87%).
Giai đoạn 2011 - 2015, Bộ GTVT đã đầu tư 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT. Các dự án triển khai chủ yếu theo hình thức BOT do hành lang pháp lý (Nghị định số 108/2009/NĐ-CP) chỉ mới quy định 3 hình thức BOT, BTO và BT (hình thức BTO không phù hợp với đặc thù ngành GTVT). Lĩnh vực cảng biển là một trong những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư tư nhân khá sớm và khá thành công theo hình thức doanh nghiệp đầu tư trực tiếp.
Có thể nói, giai đoạn 2011-2015 là thời kỳ hoàng kim của ngành giao thông trong việc thu hút vốn tư nhân, không dùng nhiều ngân sách nhà nước, hoặc vay vốn ODA đắt đỏ mà vẫn có một hệ thống hạ tầng đồng bộ, thông suốt, từ Bắc chí Nam, đó là những điều đáng ghi nhận.
Tuyến đường Hồ Chí Minh - QL 14 qua Tây Nguyên đã góp phần thúc đẩy mạnh kinh tế xã hội Miền Trung - Tây Nguyên
Tuy nhiên, cùng phải thấy rằng trong quá trình triển khai, còn có một số BOT gây bất cập, phản ứng trong dư luận. Cụ thể, trong 73 trạm BOT do Bộ GTVT quản lý thì có 17 dự án BOT bất cập về vị trí, khoảng cách, mức thu giá dịch vụ... Ví dụ như Trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội); Nam Cầu Giẽ (Hà Nam); Cai Lậy (Tiền Giang); Quốc lộ 6 Hòa Bình, Tân Đệ (Thái Bình)…
Đối với các dự án bất cập trên, hiện Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, làm việc và thống nhất với Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan tính toán, lựa chọn giải pháp phù hợp cho từng trạm, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân, Nhà nước và doanh nghiệp, bảo đảm hiệu quả tài chính của dự án.
Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tasco, thường được biết đến như là “ông trùm” của các dự án BOT, đặc biệt là các dự án liên quan đến tỉnh Nam Định và các khu vực lân cận. Đáng chú ý, Năm 2016, ông Phạm Quang Dũng từng khiến dư luận xôn xao khi là một trong hai người tự ứng cử đã trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, với tỉ lệ 69,77% số phiếu hợp lệ.
"Ông trùm" BOT Phạm Quang Dũng, Tasco
Vậy các BOT của “ông trùm” Phạm Quang Dũng, Tasco nhiều đến mức nào? Theo tìm hiểu của VietnamFinance, ông Dũng đã lập ra tới 13 công ty con và góp vốn vào 5 công ty liên kết để thi công các dự án như: BOT cầu La Uyên – Tân Đệ; Dự án BOT Tuyến tránh TP Nam Định trên QL 21; Dự án tuyến BOT QL39B Thái Bình; Dự án BOT QL10 Cầu Nghìn...
Ðinh Ngọc Hệ và Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng
Đinh Ngọc Hệ thường có biệt danh là Út “trọc” hay Út “Bộ trưởng” hiện đang bị bắt giữ điều tra liên quan đến sai phạm tại một loạt các BOT như: Dự án khôi phục cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Km123+105,17 đến Km268+000 theo hình thức BOT kết hợp BT (tổng vốn đầu tư 4.110 tỷ đồng) là liên danh Tổng công ty 319 - Bộ Quốc phòng, Công ty Thái Sơn Bộ Q.P và Công ty Yên Khánh.
Đinh Ngọc Hệ tức Út "trọc"
Ngoài ra, Út “trọc” cũng liên quan tới Dự án đầu tư xây dựng cầu Việt Trì theo hình thức Hợp đồng BOT là Liên danh Cienco 1 - Thái Sơn - Yên Khánh mặc dù các nhà đầu tư này đều không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định.
Võ Nhật Thăng là BOT Bắc Thăng Long Nội Bài
Võ Nhật Thăng là Chủ tịch Tổng Công ty Vietracimex, đây cũng là “ông chủ” trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài đầy tai tiếng khi đặt ngay tại vị trí cửa ngõ Thủ đô nhưng lại thu phí hoàn vốn cho dự án BOT đường tránh TP Vĩnh Yên (cách đó hàng chục km). Nhiều người dân không đi đường tránh Vĩnh Yên những vẫn phải trả phí.
Võ Nhật Thăng, Chủ tịch HĐQT Vietracimex "ông chủ" trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài
Được biết, ông Võ Nhật Thăng từng làm Chủ tịch HĐQT Vietracimex 8 (đơn vị xây dựng tuyến tránh Tp. Vĩnh Yên), trước khi chuyển giao lại cho "phó tướng" Vũ Đức Toàn từ cuối năm 2017.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.