Cần Giờ: Từ chiến khu Rừng Sác đến cực tăng trưởng mới TP.HCM
(VNF) - Từng là căn cứ cách mạng giữa rừng ngập mặn, Cần Giờ nay đang chuyển mình thành điểm sáng đầu tư với loạt dự án hạ tầng và logistics quy mô lớn. Hành trình phục hồi và phát triển nơi đây là minh chứng sống động cho tiềm năng bứt phá của một vùng đất từng in dấu lịch sử.
Hồi sinh sau chiến tranh
Nằm ở cửa ngõ phía Đông Nam TP. HCM, Cần Giờ là huyện duy nhất của thành phố giáp biển, sở hữu địa hình đặc trưng bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và vùng rừng ngập mặn rộng lớn. Trước đó, nơi đây từng là vùng đất thưa dân, hiểm trở, bị ngăn cách bởi những cánh rừng rậm và địa hình khó tiếp cận. Nhưng chính điều đó đã tạo nên lợi thế chiến lược, biến Cần Giờ thành một trong những căn cứ địa cách mạng quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ.
Trong suốt giai đoạn 1966–1975, Rừng Sác – một phần của hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ – đã trở thành địa bàn hoạt động của Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác, một đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Miền. Khu vực này được xem là căn cứ nổi, sát nách Sài Gòn – Gia Định về hướng đông nam, nơi có con sông Lòng Tàu là “cổ họng” vận chuyển, tiếp tế hậu cần cho bộ máy chiến tranh khổng lồ với hàng triệu quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Nhiệm vụ của Đội đặc công Rừng Sác là thọc sâu áp sát, bám trụ bằng mọi giá chiếm giữ khu Rừng Sác để tiến công liên tục vào kho tàng, bến cảng, cơ quan đầu não, sào huyệt bộ máy chiến tranh Mỹ - chính quyền Sài Gòn. Góp phần vào việc giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Tại khu vực Rừng Sác, các chiến sĩ bộ đội đặc công đã đánh gần 600 trận lớn nhỏ, gây thiệt hại lớn về nhân lực cũng như khí tài quân sự của địch. Trong cuộc chiến này, đã có đến 860 chiến sĩ của Đoàn 10 Rừng Sác hy sinh anh dũng, nhằm bảo vệ vùng đất của tổ quốc.
Sau ngày đất nước thống nhất, vùng đất anh hùng này bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, với hàng chục nghìn héc-ta rừng bị hủy diệt bởi chất hoá học. Cánh rừng xanh từng che chở cho cách mạng trở nên hoang tàn, rừng Sác - Cần Giờ trở thành một “vùng đất chết”, theo cách gọi của người dân địa phương. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, mảnh đất này bắt đầu hành trình hồi sinh. Năm 1978, Cần Giờ chính thức được sáp nhập về TP. HCM. Nhận thức rõ giá trị chiến lược về môi trường và sinh thái, năm 1979, UBND thành phố phát động chiến dịch trồng lại rừng ngập mặn Cần Giờ.
Từ nỗ lực đó, ngày nay rừng ngập mặn Cần Giờ – đặc biệt là Rừng Sác – đã phục hồi với diện tích hơn 75.000ha, trở thành một trong những khu rừng ngập mặn lớn của Việt Nam. Đây không chỉ là một hệ sinh thái quan trọng với đa dạng sinh học cao mà còn đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường sống cho TP. HCM. Với khả năng hấp thụ lượng lớn CO₂ mỗi năm, cung cấp oxy, lọc không khí và bảo vệ bờ biển khỏi xâm thực, rừng ngập mặn Cần Giờ được ví như “lá phổi xanh” của thành phố.
Hệ thực vật đặc trưng gồm cây mắm, sú, vẹt, đước, ô rô... không chỉ giúp ổn định đất, mà còn tạo sinh cảnh tự nhiên cho hàng trăm loài động vật hoang dã, từ cá sấu, rái cá đến các loài chim di cư quý hiếm. Với tầm quan trọng về sinh thái, năm 2000, Cần Giờ đã trở thành Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận.
Giờ đây, Cần Giờ không chỉ còn là ký ức chiến tranh mà đã được phục hồi môi trường, với khát vọng phát triển bền vững. Rừng Sác không chỉ là chứng tích lịch sử oai hùng, mà còn là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, nơi quá khứ và tương lai hòa quyện giữa mênh mông xanh thẳm.
Cực tăng trưởng mới của TP. HCM
Hành trình phát triển của Cần Giờ tiếp tục mở rộng khi vùng đất này đang dần trở thành điểm đến đầu tư chiến lược với hàng loạt dự án quy mô lớn. Dự kiến, hơn 20 tỷ USD vốn đầu tư sẽ đổ vào khu vực, biến Cần Giờ thành “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn vào hạ tầng, logistics, bất động sản và giao thông đô thị. Nổi bật trong số đó là siêu cảng trung chuyển Cần Giờ, khu đô thị lấn biển, tuyến metro TP. HCM – Cần Giờ và tuyến đường ven biển phía Nam.
Với hàng loạt dự án trọng điểm, Cần Giờ – huyện đảo duy nhất của TP. HCM – được kỳ vọng sẽ “lột xác”, trở thành cực tăng trưởng mới của thành phố. Không chỉ thay đổi diện mạo kinh tế, Cần Giờ còn đứng trước cơ hội vươn tầm trở thành trung tâm hậu cần quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của TP. HCM và khu vực phía Nam trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
Trao đổi với Đầu tư Tài chính, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định việc phát triển Cần Giờ là một bước đi quan trọng để Việt Nam phát triển các hoạt động ngoại thương và trung chuyển hàng hải. Cần Giờ là khu vực cần được ưu tiên nghiên cứu để khai thác hoạt động cảng trước mắt, vì TP. HCM là trung tâm kinh tế lớn – nơi có nhu cầu cao và khả năng tiếp nhận hàng hóa mạnh mẽ. Khi Cần Giờ trở thành khu trung chuyển quốc tế, hàng hóa cập bến tại đây không chỉ phục vụ cho thành phố mà còn lan tỏa tới các tỉnh trong khu vực miền Nam, miền Trung, thậm chí xa hơn.
Theo ông Thành, để làm được điều đó, các cơ quan chức năng cần tính đến hai cấu phần không thể thiếu của một trung tâm trung chuyển. Thứ nhất là khu vực chế xuất hàng hóa ngay tại cảng, nơi hàng nhập khẩu có thể được gia công, đóng gói, hoặc hoàn thiện trước khi đưa vào thị trường nội địa hoặc xuất khẩu sang các nước khác. “Hàng hóa cập bến Cần Giờ sẽ không đem đi tiêu thụ luôn mà phải có khu chế xuất phù hợp ngay tại khu vực cảng, khi đó chúng ta mới có thể hình thành được khu trung chuyển của khu vực”, ông Thành nói.
Thứ hai là hệ thống kho bãi và logistics hiện đại, có khả năng lưu trữ hàng hóa khối lượng lớn và đảm bảo vận hành hiệu quả. Trong bối cảnh các tàu container hiện nay có thể chở tới 30.000 TEUs mỗi chuyến, nếu không có kho trữ hàng công suất lớn và mạng lưới phân phối đồng bộ thì sẽ khó đáp ứng được yêu cầu vận hành thực tế.
Đặc biệt, ông Thành nhấn mạnh rằng muốn Cần Giờ vươn lên cạnh tranh với các cảng trung chuyển quốc tế khác trong khu vực – điển hình như Singapore – thì Việt Nam cần cải cách hành chính mạnh mẽ. Phải xem xét lại các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục thông quan, thuế quan, cấp phép cho doanh nghiệp logistics, cũng như nới lỏng các điều kiện visa, thủ tục nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài.
“Không thể xây cảng theo tư duy hành chính cũ, vì luồng hàng đi qua cảng đòi hỏi sự trơn tru, linh hoạt, và cạnh tranh về dịch vụ”, ông Thành nêu rõ. Cạnh đó, nếu chỉ phát triển riêng Cần Giờ mà không nâng cấp hạ tầng kết nối vùng, không đồng bộ ngoại thương trong nước, thì sẽ xảy ra tình trạng cảng không đủ hàng để vận hành hết công suất. Hạ tầng giao thông từ TP. HCM đến các vùng phụ cận, cùng với năng lực sản xuất – tiêu thụ nội địa, cũng cần được tính đến như một phần không thể thiếu của chiến lược phát triển tổng thể Cần Giờ.
Ông cũng lưu ý rằng sự phát triển mạnh mẽ của Cần Giờ có thể gây tác động không nhỏ đến các cảng trong khu vực phía Nam nếu không đi cùng với sự tăng trưởng đồng bộ của ngoại thương trong nước. “Nếu kinh tế trong nước không phát triển tương xứng, lượng hàng hóa có thể không đủ để các cảng hoạt động hết công suất”, vị chuyên gia cảnh báo.
Cần Giờ hôm nay không chỉ là biểu tượng cho sức sống hồi sinh của một vùng đất từng bị tàn phá, mà còn là minh chứng cho khả năng chuyển mình mạnh mẽ khi được đầu tư đúng hướng. Việc phát triển nơi đây cần được nhìn nhận như một bài toán tổng thể, kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên, phát huy giá trị lịch sử và tối ưu tiềm năng kinh tế. Trong đó, mỗi bước đi phải cẩn trọng nhưng quyết đoán, để Cần Giờ trở thành hình mẫu phát triển hài hòa và bền vững trong tương lai.
Vingroup khởi công xây 'siêu đô thị' lấn biển Cần Giờ
- Khảo sát địa đểm khởi công Khu đô thị lấn biển Cần Giờ 9 tỷ USD 09/04/2025 02:30
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chi bao tiền cho Vinhomes Long Beach Cần Giờ? 25/03/2025 01:30
- Cực hút Cần Giờ: Hơn 20 tỷ USD biến vùng biển bùn thành siêu đô thị 25/03/2025 10:00
TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế
(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế, góp phần xây dựng một đô thị xanh, sạch, bền vững.
Chuyển đổi khu công nghiệp xanh: Quỹ đất cạn, vốn dài hạn thiếu
(VNF) - Dù được xác định là đòn bẩy quan trọng giúp khu công nghiệp (KCN) chuyển đổi sang mô hình xanh, tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều rào cản khiến dòng vốn này chưa thực sự chảy đến đúng nơi cần thiết.
'Ông lớn' Mỹ khai phá thị trường F&B 28 tỷ USD ở Việt Nam
(VNF) - Sự hiện diện của các “ông lớn” ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) của Mỹ tại Việt Nam ngày càng rõ nét, từ bánh kẹo, nước giải khát cho đến đồ ăn nhanh và chuỗi cà phê. Với quy mô dân số 100 triệu người và thị trường tiêu dùng tăng trưởng cao, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến chiến lược của các thương hiệu F&B toàn cầu đến từ Mỹ.
Đầu tư Mỹ vào Việt Nam: Đa ngành và hướng tới chuỗi giá trị cao
(VNF) - Với hàng tỷ USD vốn đầu tư và sự hiện diện ngày càng rõ nét, các doanh nghiệp Mỹ ngày càng thể hiện vị thế trên thị trường Việt Nam. Từ hàng tiêu dùng, công nghiệp chế tạo, sản xuất chip, năng lượng sạch tới ngân hàng... đầu tư Mỹ đang hướng tới những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.
Năm 2027, hàng triệu xe máy ở Hà Nội và TP.HCM phải kiểm định khí thải?
(VNF) - Theo kế hoạch, từ năm 2027, xe máy tại TP. Hà Nội và TP. HCM sẽ bắt đầu phải kiểm định khí thải, mở đầu cho giai đoạn siết chặt kiểm soát ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Bình Định: Loạt dự án điện gió nghìn tỷ chờ nhà đầu tư
(VNF) - Bình Định sẽ đấu thầu chọn nhà đầu tư chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn, trong đó có nhiều dự án điện gió nghìn tỷ.
Bắc Giang: Công ty Ninh Sơn được chấp thuận làm dự án KCN hơn 89ha
(VNF) - Công ty Cổ phần đầu tư công nghiệp công nghệ Ninh Sơn vừa được chấp thuận là chủ đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tiên Sơn - Ninh Sơn (giai đoạn 1), thị xã Việt Yên, Bắc Giang.
Biến tín chỉ carbon rừng thành tiền: Loay hoay ở vạch xuất phát
(VNF) - Dù sở hữu tiềm năng hấp thụ carbon thuộc hàng lớn nhất Đông Nam Á, thị trường tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam vẫn loay hoay ở vạch xuất phát. Từ rào cản pháp lý, khái niệm chưa rõ ràng đến cơ chế tài chính thiếu minh bạch, hành trình biến rừng thành tài sản carbon giá trị đang vấp phải nhiều điểm nghẽn.
Đà Nẵng nghiên cứu làm tuyến đường sắt đô thị nối Quảng Nam
(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành quyết định thành lập tổ công tác nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị Đà Nẵng – Quảng Nam.
Khu kinh tế đầu tiên của người Việt ở Cuba
(VNF) - Khu kinh tế đầu tiên của người Việt tại Cuba có quy mô rộng lớn, gần 3 sân bay và cảng nước sâu. Đây là biểu tượng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Cuba.
Lập tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng 1.400ha
(VNF) - Đà Nẵng thành lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng với quy mô hơn 1.400ha nhằm định hướng phát triển không gian đô thị biển tầm quốc tế.
TP.HCM kiến nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư vành đai 4
(VNF) - UBND TP. HCM vừa có công văn gửi Chính phủ về việc hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP. HCM.
Đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum vốn 44.300 tỷ đồng
(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất phương án đầu tư Dự án xây dựng tuyến cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Dự án này nằm trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu kết nối các khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Quảng Ninh: Gọi vốn hơn 850 nghìn tỷ đầu tư 259 dự án
(VNF) - Quảng Ninh mới công bố danh sách 259 dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2025-2030, tổng mức đầu tư hơn 850 nghìn tỷ.
Hà Nội mời thầu quốc tế gói EPC xây cầu Tứ Liên 13.000 tỷ đồng
(VNF) - Hà Nội đang tiến hành mời thầu quốc tế gói thầu EPC xây dựng cầu Tứ Liên, giá gói thầu hơn 13.000 tỷ đồng, nhà thầu tham dự phải có bảo lãnh trị giá 290 tỷ.
Sân bay Măng Đen và Vân Phong được bổ sung vào quy hoạch
(VNF) - Chính phủ đã đồng ý về chủ trương nghiên cứu, bổ sung 2 sân bay Măng Đen và Vân Phong vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không.
THACO được chấp thuận xây KCN cơ khí ô tô 1.400 tỷ đồng ở Quảng Nam
(VNF) - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng, do Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp và Đô thị Chu Lai Trường Hải làm chủ đầu tư.
Cung đường vàng bên vịnh Đà Nẵng: 'Thức giấc' sau 20 năm lặng lẽ
(VNF) - Đường Nguyễn Tất Thành từng được kỳ vọng mở lối phát triển kinh tế ven vịnh Đà Nẵng đang đứng trước cơ hội “thức giấc” sau hơn 20 năm “lặng lẽ”. Với đề án lấn biển quy mô lớn và định hướng phát triển các trung tâm thương mại, du lịch, tài chính ven biển, Đà Nẵng đang tạo dựng những trụ cột mới, đủ sức nâng tầm tuyến đường này trở thành động lực tăng trưởng chiến lược.
Dòng vốn xanh tại Đông Nam Á: Hàng tỷ USD đổ vào năng lượng sạch
(VNF) - Ngành năng lượng tiếp tục giữ vai trò đầu tàu trong làn sóng đầu tư xanh tại Đông Nam Á, chiếm khoảng hai phần ba tổng giá trị vốn rót vào lĩnh vực này. Trong đó, năng lượng mặt trời ghi nhận mức tăng gấp đôi so với năm trước, trong khi đầu tư vào quản lý chất thải tăng 60%, chủ yếu tập trung vào xử lý nước thải và tái chế.
Quảng Trị quyết liệt cải cách hành chính, hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh
(VNF) - Năm 2024, Quảng Trị hoàn thành toàn diện kế hoạch cải cách hành chính, tập trung đơn giản hóa thủ tục, chuyển đổi số và hỗ trợ doanh nghiệp, thể hiện quyết tâm cải thiện năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư.
Đề xuất vay nước ngoài hơn 1,2 tỷ USD làm metro ga Hà Nội - Hoàng Mai
(VNF) - Dự kiến tổng vốn vay nước ngoài của dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai là 1.258,32 triệu USD, tương đương 29.130 tỷ đồng.
Quảng Trị: Cửa ngõ chiến lược của miền Trung, hội tụ giao thương liên vùng
(VNF) - Nằm ở trung tâm miền Trung, Quảng Trị giữ vai trò cửa ngõ chiến lược kết nối Bắc - Nam, Đông - Tây. Với hạ tầng ngày càng hoàn thiện và vị trí giao thương thuận lợi, tỉnh đang vươn lên trở thành điểm hội tụ của đầu tư, logistics, năng lượng sạch và du lịch liên vùng.
Điện rác hưởng lợi giá mới: Tối đa hơn 2.575 đồng/kWh
(VNF) - Bộ Công Thương vừa chính thức ban hành khung giá phát điện cho các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát điện (điện rác) trong năm 2025. Theo đó, mức giá trần được áp dụng là 2.575,18 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Mức giá này sẽ làm cơ sở để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các chủ đầu tư thương thảo hợp đồng mua bán điện, với điều kiện không vượt quá ngưỡng đã quy định.
Bình Dương muốn làm 12 tuyến metro kết nối TP.HCM và Đồng Nai
(VNF) - Tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ đầu tư 12 tuyến metro kết nối nội tỉnh, kết nối Bình Dương với TP. HCM và khu vực Đồng Nai.
FDI thực hiện cao nhất 5 năm: Dòng vốn ổn định giữa nhiều biến động
(VNF) - Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn do địa chính trị và các chính sách bảo hộ gia tăng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng.
TP.HCM: Đến 2030, toàn bộ rác sinh hoạt được xử lý bằng đốt phát điện và tái chế
(VNF) - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2020 - 2030, đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế, góp phần xây dựng một đô thị xanh, sạch, bền vững.
Mãn nhãn hình ảnh kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Hải Phòng
(VNF) - Tối 13/5, chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ – Hải Phòng 2025 đã diễn ra thành công rực rỡ tại quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố tại KĐT mới Bắc sông Cấm.