'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Các hộ dân sống tại chung cư The Tresor (Quận 4, TP. HCM) liên tục gửi đơn khắp nơi vì đã nhận nhà và vào sinh sống 4 năm nay, nhưng sổ hồng chưa có.
“Căn nhà là tài sản của cả đời người, ai cũng muốn “an cư lạc nghiệp”. Đã 4 năm nay, kiến nghị cấp sổ hồng cho cư dân vẫn chưa có câu trả lời xác đáng từ chủ đầu tư cũng như các cơ quan chức năng. Dự án có đầy đủ hồ sơ xây dựng đúng quy định của pháp luật, đã hoàn công, cư dân đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính thể hiện qua hợp đồng mua bán. Khi chúng tôi bán căn hộ, công chứng nhà nước xác nhận và cơ quan thuế thu đầy đủ thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng là đã thừa nhận quyền sở hữu của chúng tôi. Vậy nên cần phải cấp sổ hồng cho cư dân càng sớm càng tốt”, chị Thanh Thảo, chủ một căn hộ của dự án bức xúc.
Chị Hà, một cư dân của dự án The Golden Star (Nguyễn Thị Thập, quận 7) cũng chia sẻ, tổng số 482 căn hộ chung cư này vẫn chưa có sổ hồng. "Chủ đầu tư cho chúng tôi biết năm 2017, UBND TP đã có quyết định về phương án giá đất của dự án, doanh nghiệp thực hiện xong nghĩa vụ tài chính và đến tháng 10/2018 đã bàn giao nhà cho khách hàng sử dụng. Tuy nhiên, sau đó nghe nói phát sinh phần chênh lệch diện tích nhưng doanh nghiệp chưa được tính rõ để nộp. Tôi không biết lỗi do chủ đầu tư hay của TP nhưng cư dân đã cầu cứu khắp nơi mà chưa có hồi âm", chị Hà cho hay.
“The Tresor” hay “The Golden Star” chỉ là một trong hàng trăm dự án chung cư ở TP. HCM mà người dân “đỏ mắt” chờ được cấp sổ hồng. Thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cho thấy, toàn TP đang có 63 dự án nhà ở của 17 doanh nghiệp với tổng cộng khoảng 27.709 căn hộ đang chờ cấp giấy chủ quyền do pháp luật chồng chéo, chưa thống nhất.
Tuy nhiên, nếu thống kê đầy đủ số liệu của hàng trăm dự án đã bàn giao nhà cho khách hàng, nhưng chưa được tính tiền sử dụng đất, thì số lượng căn nhà bị chậm cấp “sổ hồng” còn lớn hơn nhiều lần, ước tính còn hơn 100 dự án đã nộp hồ sơ đề nghị tính tiền sử dụng đất nhưng chưa được giải quyết. Chỉ riêng thống kê của UBND TP. Thủ Đức, trên địa bàn đơn vị hành chính này hiện có 164 chung cư, trong đó có tới 51 chung cư chưa được cấp sổ hồng cho các chủ sở hữu căn hộ.
Không chỉ nhà ở thương mại, mà các dự án nhà ở xã hội như EhomeS và Ehome5S của Công ty Nam Long tại huyện Bình Chánh và TP. Thủ Đức, với tổng số 3.000 căn hộ, cũng gặp vướng mắc pháp lý. Dù chủ đầu tư đã hỗ trợ người mua nhà ở xã hội 2% lãi suất trong 2 năm đầu tiên (chỉ phải trả 7%/năm, thay vì 9%/năm) và đã bàn giao nhà cho người mua hơn 3 năm qua, song đến nay vẫn chưa được xác định giá bán nhà ở xã hội, nên chủ đầu tư chưa thể làm sổ hồng cho người mua nhà và cũng chưa quyết toán được công trình.
Chị Hà Lê, ngụ tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, chị đang tìm mua căn hộ cho con trai chuyển vào học tập tại TP. HCM nhưng đã 3 tháng nay chưa chốt được căn nào do “mòn chân” đi tìm mà hầu như các căn hộ chị ưng ý ở quận 7 hay Thủ Đức đều chưa có sổ hồng.
Còn anh Nguyễn Trần Trung, cư dân ở chung cư “The Golden Star” quận 7 cho hay, đã 2 năm nay anh rao bán nhà để đổi sang chung cư ở Thủ Đức cho tiện đường đi làm mà không thành. “Chậm cấp sổ hồng là câu chuyện khá nhạy cảm, khách hàng chỉ cần nghe “xì xào”, chưa biết đúng sai nguyên nhân chậm có sổ hồng do đâu là đã không mua rồi. Mặt khác, chưa có sổ hồng thì việc thế chấp vay ngân hàng cũng khá khó khăn nên càng khó bán, do vậy làm giảm tính thanh khoản của sản phẩm”, anh Trung ấm ức.
Báo cáo của Hội Môi giới bất động sản (VARS) mới đây cũng cho hay, mặc dù đã có một số động thái tích cực như Nghị quyết 18-NQ/TW 2022, Chỉ thị 13 của Thủ tướng về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững… nhưng do nhiều nguyên nhân như các quy định pháp lý vẫn mâu thuẫn, dẫn đến khó thực thi, khiến nguồn cung bất động sản chưa thể cải thiện, tín dụng cho bất động sản bị thắt chặt, trong đó có cả nguyên nhân chậm cấp sổ hồng khiến thanh khoản trên thị trường sụt giảm mạnh.
Theo đó, báo cáo của VARS cho thấy, tổng cung trên toàn thị trường trong 9 tháng đầu năm nay đạt 41.886 sản phẩm, tương đương 77,9% so với 2021 và 24% so với 2018. Song tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 43%, riêng quý 3 là 33,5%, giảm mạnh so với 2 quý trước.
“Với những dự án “ì xèo” thông tin về thanh kiểm tra, vi phạm pháp luật giao đất, cư dân rất khó chuyển nhượng, với những dự án mà chủ đầu tư chỉ chậm nộp nghĩa vụ tài chính với nhà nước thì còn có thể chuyển nhượng được nhưng mức giá tăng không nhiều so với mặt bằng chung trên thị trường. Giao dịch tại các dự án này khá thấp, đặc biệt các chung cư cao cấp bởi lo ngại người mua còn phải chờ lâu mới được cấp sổ hồng”, chị Vũ Thủy, một môi giới tại quận 1 cho biết.
Luật sư Lê Văn Cường thừa nhận, chung cư chưa có sổ hồng vẫn được phép mua bán bằng hình thức chuyển nhượng hợp đồng mua bán chung cư thương mại. Người bán bắt buộc phải có biên bản bàn giao căn hộ và hợp đồng mua bán với chủ đầu tư và nộp các loại thuế theo quy định. Nhưng khó ở chỗ, người mua rất khó vay tiền ngân hàng bằng cách thế chấp căn hộ, chưa kể căn hộ chung cư chưa có sổ hồng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
“Người mua buộc phải cân nhắc kỹ trước quyết định của mình. Được cấp sổ hồng là quyền lợi chính đáng của cư dân, đặc biệt với dự án đã đầy đủ hồ sơ xây dựng và đã nghiệm thu. TP cần đẩy mạnh tháo gỡ vướng mắc để tiến độ cấp sổ hồng được đẩy nhanh, có như vậy mới hy vọng thúc đẩy tính thanh khoản cho thị trường”, luật sư Cường chia sẻ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.