Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo báo cáo mới nhất về tình hình triển khai cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ của Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT), công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành kế hoạch 100% (22,97km đã bàn giao) nhưng hiện nay tiến độ thực hiện vẫn chậm trễ. Nguyên nhân do nhà thầu thi công tổ chức thi công chưa hợp lý.
Cụ thể, gói thầu XL01 (do Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C - Công ty TNHH Nhạc Sơn - Tổng công ty 319 – Bộ Quốc Phòng) thực hiện. Có 6 cầu bê tông cốt thép trên tuyến chính thi công xong phần đóng cọc, nhà thầu thi công đạt trên 80% mố trụ và đã đúc toàn bộ dầm. Tuy nhiên phần đường đạt hơn 45%, chậm so với kế hoạch.
Gói thầu XL02 do liên danh Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4 thi công. Có 4 cầu trên tuyến chính, một cầu vượt ngang. Hoàn thành phần đóng cọc, thi công bệ mố đạt trên 65%. Phần đường đã cắm bấc thấm hơn 97%, đắp gia tải hơn 96% nhưng tiến độ chung vẫn chậm so với kế hoạch.
Gói thầu XL03 do Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đèo Cả - Công ty Cổ phần Xây dựng Tân Nam - Tổng Công ty 36 thi công được đánh giá chậm hơn so với 2 gói thầu trước. Nhà thầu đã thi công hơn 3,6 triệu khối lượng gia tải. Có 5 cầu trên tuyến chính, một cầu vượt ngang. Sau khi hoàn thành đóng cọc, nhà thầu đã thi công hơn 60% mố trụ. Tuy vậy, sản xuất dầm rất chậm so với tiến độ đề ra.
Bộ GTVT yêu cầu các nhà thi công đường phải xử lý xong nền đất yếu trước ngày 31/12/2022, hoàn thành lớp móng cấp phối đá dăm trước ngày 28/02/2023, thảm bê tông nhựa và thông xe trước ngày 30/4/2023. Đồng thời, Ban Quản lý Dự án phải chỉ đạo, giám sát, đôn đốc các nhà thầu dồn lực hoàn thành toàn bộ các cầu trên tuyến trước ngày 30/9/2022.
Vị trí tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ
Trước đó, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư dự án) cho biết đã làm việc với các nhà thầu và phân chia các công việc thực hiện theo từng mốc thời gian. Đồng thời, cũng đã mời lãnh đạo các nhà thầu đến làm việc, giao lãnh đạo phải làm việc với tỉnh, chủ các mỏ vật liệu để giải quyết nguồn cung vật liệu cát, phục vụ công trường để đảm bảo tiến độ.
Ngoài nhu cầu cát gia tải, chủ đầu tư cũng đã yêu cầu các nhà thầu đẩy nhanh thi công hoàn thành dứt điểm các cầu trên tuyến. Điều này giúp đẩy nhanh việc giải ngân cho dự án cũng như thông cầu trên tuyến để vận chuyển vật liệu cho giai đoạn tiếp theo.
Dự kiến bắt đầu từ tháng 11 sẽ dỡ tải, thi công kết cấu mặt đường cho đến tháng 1/2023. Song song với đó, nhà thầu tổ chức thảm bê tông nhựa bắt đầu từ tháng 12/2022 và kết thúc vào tháng 2/2023; các tuyến cầu trên tuyến chính sẽ hoàn thành trước 30/9, chủ đầu tư cho biết thêm.
Trong buổi kiểm tra hiện trường dự án vào tháng 6 vừa qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm nhận định, hạng mục khối lượng gia tải không có thay đổi nhiều, phần công trình xây dựng rất chậm. Vì vậy các đơn vị cần tập trung mọi nguồn lực, tài chính để dự án có thể hoàn thành, đảm bảo yêu cầu kết nối giao thông cao tốc từ TP. HCM về Cần Thơ.
“Yêu cầu Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, đơn vị tư vấn xử lý các nhà thầu vi phạm tiến độ theo đúng quy định hợp đồng. Ðề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ, đảm bảo tiến độ của dự án”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh.
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 22,97km, trong đó có 10km đi qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp, còn lại trên địa bàn Vĩnh Long. Giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m; giai đoạn 2, xây dựng 6 làn xe cao tốc, nền đường 32,25m. Giai đoạn 1 của dự án được khởi công tháng 1/2021, tổng mức đầu tư khoảng 4.826 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành toàn bộ và đưa vào khai thác vào tháng 4/2023. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.