[Câu chuyện kinh doanh] Tương lai của Intel: 'Thích ứng hay là chết'

Trang Lê - 05/01/2018 18:34 (GMT+7)

(VNF) – Không thể phủ nhận đóng góp của Intel Corp trong những bước tiến "thần kỳ" của công nghệ khi mà hơn 90% máy tính trên toàn thế giới đều sử dụng chip xử lý của tập đoàn này. Mới đây, tập đoàn này đã đưa ra những chiến lược mới cùng tầm nhìn trong tương lai.

VNF
Giám đốc điều hành Intel Brain Krzanich đã khẳng định tập đoàn này sẵn sàng có những thay đổi lớn để phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như xu hướng tương lai.

Hàng năm, Intel là cái tên "nhẵn mặt" trên bảng xếp hạng của Fortune – danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới tính theo tổng thu nhập. Trong 5 năm trở lại đây, Intel liên tục nhảy hạng. Năm 2017, Intel đã xếp hạng thứ 47 trong doanh sách Fortune 500, tăng 4 bậc kể từ năm 2014.

Quá khứ vàng son

Intel được thành lập vào năm 1968 bởi hai kỹ sư Robert Noyce và Gordon Moore. Họ cùng thôi việc tại Fairechild Semiconductor Company để thành lập công ty riêng. Intel sau đó nhanh chóng trở thành công ty sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới, đồng thời là nhà phát minh chuỗi vi mạch xử lý thế hệ x86 mà hiện có mặt ở hầu hết các máy tính cá nhân.

Ngoài ra, công ty này cũng là đơn vị đầu tiên phát triển dòng bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên SRAM, DRAM. Intel phát triển rất nhiều các sản phẩm đa dạng như bộ ghi xử lý, bo mạch chủ đến các thiết bị liên quan đến tin học, truyền thông, mạch tổ hợp,…

Intel được thành lập vào năm 1968 bởi hai kỹ sư Robert Noyce và Gordon Moore. 

Một trong những sản phẩm ấn tượng nhất và mang đến thành công cho Intel là bộ vi xử lý phổ thông đầu tiên trên thế giới 4004. Vào cuối những năm 1960, nhiều nhà khoa học đã thảo luận về khả năng của một máy tính được tích hợp trong một chip điện tử. Tuy nhiên, hầu như mọi người đều cảm thấy công nghệ tích hợp vẫn chưa sẵn sàng để hỗ trợ cho một loại chip như vậy.

Sau này, Ted Hoff, kỹ sư của Intel, lại có suy nghĩ khác biệt. Ông là người đầu tiên nhận ra công nghệ MOS silicon-gated mới có thể biến một CPU đơn (bộ xử lý trung tâm) thành một chip điện tử thông minh như vậy.

Chính thức ra mắt vào năm 1971, con chip 4004 đã trở thành tiền đề, cho phép các nhà sản xuất thiết bị tạo ra những chiếc máy tính cá nhân (PC), thang máy, máy ảnh số, máy quay số, điện thoại di động… thông minh và nhỏ gọn hơn.

Sản phẩm thành công nhất đầu tiên của Intel - chip 4004.

Phát minh này đã đưa Intel gia nhập vào đội ngũ những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới. Chỉ 3 năm sau, Intel đã giành được Huy chương công nghệ và sáng tạo, giải thưởng cao quý nhất do Tổng thống Mỹ trao tặng do những thành tựu lớn lao về công nghệ.

Cuối thế kỷ 20, tốc độ tăng trưởng doanh thu của Intel thường xuyên đạt trên 20% với số lượng bán sản phẩm ở mức kỷ lục. Tuy nhiên, công ty này cũng không khỏi vấp phải sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường công nghệ lúc bấy giờ. 

Các dòng điện thoại thông minh và thiết bị di động tương tự khác đã xuất hiện tràn lan trên thị trường. Lợi nhuận từ các sản phẩm chủ chốt như bộ xử lí vi mạch và hệ thống chip điện tử không còn được như trước. Điều này buộc Intel phải tìm cách tái khẳng định bản thân một lần nữa để đạt được lại đỉnh vinh quang.

Tầm nhìn mới

Mới đây, Giám đốc điều hành Intel Brain Krzanich đã khẳng định tập đoàn công nghệ hàng chục tỷ USD này sẵn sàng có những thay đổi lớn để phù hợp với nhu cầu của thị trường cũng như xu hướng tương lai.

Phương châm "thích ứng hay là chết" (Adapt or Die) chính là chìa khóa thành công cho tương lai của Intel, theo cựu Giám đốc điều hành Andy Grove – một trong 20 tỷ phú hàng đầu của lĩnh vực công nghệ tin học và đồng thời cũng là nhà sáng lập huyền thoại của Intel.

Ông Krzanich cho biết, tầm nhìn tương lai của Intel hướng về các công nghệ trong lĩnh vực thực tế ảo, lái xe tự động, Internet trong công nghiệp và vai trò quan trọng của các lập trình viên trong việc đưa các công nghệ tương lai này thành hiện thực.

Phương châm "thích ứng hay là chết" (Adapt or Die) chính là chìa khóa thành công cho tương lai của Intel, theo cựu Giám đốc điều hành Andy Grove.

Giải thích tầm nhìn về thực tế ảo hỗn hợp (cách trải nghiệm cuộc sống thực và ảo qua một hệ thống công nghệ cảm ứng và kỹ thuật số thế hệ mới), ông Krzanich cho biết: "Thực tế ảo hỗn hợp đem đến các trải nghiệm về thế giới thực linh động và tự nhiên hơn các công nghệ 'cũ kỹ' trước đây. Đồng thời, công nghệ mới này cũng biến những trải nghiệm tưởng như không thể thành hiện thực".

Intel hợp tác với Microsoft để cùng đưa thực tế ảo vào các dòng máy tính cá nhân phổ thông. Hiện hai công ty này đã đưa ra các thông số tiêu chuẩn cho thực tế ảo hỗn hợp trên máy tính cá nhân và các thiết bị mũ đội đầu trình chiếu (Head Mounted Displayes – HDMs). Cả Intel và Microsoft đều hướng đến mục tiêu chung là giúp các đối tác phần cứng sản xuất nhiều loại thiết bị dành cho thị trường tiêu dùng phổ thông và thương mại.

Trong năm 2017, Intel đã cắt giảm được chi phí tới hơn 1,4 tỷ USD và đưa mức lương trên đầu người lên cao nhất trong lịch sử công ty này.

Ngoài ra, Intel đã hợp tác cùng tập đoàn Foxconn để nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ giúp hiện đại hóa các mạng lưới truyền thông và xây dựng nền tảng cho mạng 5G. Tháng 8/2016, Intel đã mua lại Nervana Systems, một dự án khởi nghiệp về trí thông minh nhân tạo nhằm tăng cường cho các dự án mới và sản xuất chip của công nghệ trong tương lai.

Trong năm 2017, Intel đã cắt giảm được chi phí tới hơn 1,4 tỷ USD và đưa mức lương trên đầu người lên cao nhất trong lịch sử công ty này. Ước tính đến năm 2020, Intel có thể cung cấp 50 thiết bị (không chỉ trong phân khúc điện thoại thông minh mà cả trong xe hơi và máy móc). Intel sẽ tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng chính, gồm nhà thông minh và các thiết bị kết nối cũng như các trung tâm thông tin và bộ nhớ máy tính.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Top 10 tỉnh thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài

(VNF) - Tính trong 5 tháng đầu năm 2024, TP. HCM dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37,8%), điều chỉnh vốn (chiếm 16,4%) và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 71,1%).

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản dự kiến có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

Startup biến 'nguy thành cơ' nhờ chuyển đổi số

(VNF) - Dịch Covid-19 rồi đến suy thoái kinh tế khiến cho hầu hết các thị trường ảm đạm, các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều gặp khó khăn. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, nhờ áp dụng triệt để chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) hạn chế tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng.

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

Choáng ngợp biệt thự rộng 6.000m2 của Bác sĩ thẩm mỹ Hoàng Tuấn

(VNF) - Mặc dù không tiết lộ về tổng chi phí đầu tư cho ngôi nhà thứ 2 của mình ở ngoại ô Hà Nội, nhưng chỉ với chi tiết: ông đã bỏ ra gần nửa tỷ để xây dựng phòng karaoke, thì chúng ta có thể đoán được đó là một con số khổng lồ.

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

Data Center: 'Xương sống' của kinh tế số

(VNF) - Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số hiện nay, cuộc đua phát triển trung tâm dữ liệu (Data Center) tại Việt Nam ngày càng sôi động, với sự tham gia của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, CMC, VNG…

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.