Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chi tiêu của chính phủ hay chi tiêu công cộng (government or public expenditure) là một trong bốn thành tố cấu thành tổng mức chi tiêu trong vòng chu chuyển của thu nhập/chi tiêu. Nó thường được sử dụng làm công cụ chính sách chủ yếu để điêu tiết tổng mức chi tiêu (hay tổng cầu) trong nền kinh tế. Tuy nhiên, khó có thể đạt được những thay đổi ngắn hạn trong chi tiêu của chính phủ do có những khó khăn vè hành chính và chính trị, đặc biệt khi việc cắt giảm chi tiêu làm thu hẹp tổng cầu.
Ví dụ, chính phủ khó có thể nhanh chóng cắt giảm những khoản chi tiêu cho y tế, giáo dục khi các ngành này thường dử dụng nhiều lao động, không thể sa thải nhiều người. Hơn nữa, nếu chính phủ cắt giảm các khoản chi tiêu cho đầu tư công cộng, điều này có thể gây ra sự gián đoạn trong các dự án đầu tư dài hạn và làm suy kiệt cơ sở hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó, khi chi tiêu của chính phủ bao gồm cả những khoản chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ mua của khu vực doanh nghiệp, thì việc cắt giảm chi tiêu có thể ảnh hưởng lớn sự thịnh vượng của khu vực tư nhân.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Theo tính chất
Phân loại theo cách này giúp chúng ta có thể phân tích các vấn đề kinh tế. Gồm có hai loại chi tiêu:
- Chi tiêu hoàn toàn mang tính chất công cộng: Là các khoản chi đòi hỏi nguồn lực của nền kinh tế. Nếu khu vực công cộng sử dụng nguồn lực này, các khu vực khác sẽ không thể sử dụng nó, từ đó phát sinh ra chi phí cơ hội do mất đi lợi từ các khu vực ngoài công cộng đó. Khoản chi tiêu công cộng này được xem là nguyên nhân gây ra sự "thoát giảm" đầu tư tư nhân. Vì vậy, cần cân nhắc đầu tư vào đâu là hiệu quả nhất.
- Chi chuyển giao: Đây là loại chi mang tính chất phân phối lại. Các khoản chi thuộc loại này gồm có: lương hưu, trợ cấp, phúc lợi xã hội,... Thay vì là người nắm lấy, chính phủ trở thành thể trung gian chuyển giao chi tiêu này. Tuy nhiên, tổn thất cho xã hội vẫn không thể tránh khỏi. Sở dĩ như vậy là vì việc phân bổ lại chi tiêu đã khiến cho nguồn lực cũng được phân bổ theo, mà trong quá trình đó, ta không tránh khỏi sự phát sinh ngoài ý muốn.
Cách phân loại này mang ý nghĩa phân tích nhiều hơn quản lý. Chi tiêu công cộng gồm bốn loại:
- Chi hành chính: Nó còn được gọi là chi cho các dịch vụ nói chung của chính phủ. Chính phủ cần các khoản chi loại này để duy trì các hoạt động đảm bảo chức năng của mình. Chúng gồm có chi cho các cơ quan hành chính của chính phủ, cảnh sát, tòa án,...
- Chi cho các dịch vụ kinh tế: Gồm các khoản chi của chính phủ vào sản xuất, cơ sở hạ tầng,...
- Chi cho các dịch vụ cộng đồng và xã hội: Gồm có chi cho giáo dục, y tế, văn hóa,...;trợ cấp, lương hưu,...
- Khác: Đây là khoản chi dùng để trả nợ của chính phủ hoặc phân bổ ngân sách giữa các cấp chính quyền.
- Chi thường xuyên: Đây là các khoản chi lặp đi lặp lại nhiều lần. Các hàng hóa, dịch vụ được mua bởi loại chi tiêu công cộng này thường không lâu bền. Có thể kể đến: lương công chức nhà nước, chi cho tu sửa cơ sở hạ tầng,...
- Chi đầu tư : Khoản chi này được sử dụng để mua các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhất định và thời gian sử dụng là hơn 1 năm trong quá trình sản xuất. Loại chi này gồm chi cho đất đai, thiết bị, trái phiếu, tài sản phi chính phủ,...
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.