Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chi phí tắc nghẽn hay tổn thất do tắc nghẽn (congestion costs) là khi có sự gia tăng mức sử dụng một phương tiện hay dịch vụ được nhiều người sử dụng, những người hiện đang sử dụng nó sẽ bị tổn thất (không nhất thiết phải là tổn thất bằng tiền).
Phương tiện rơi vào tình trạng đó được gọi là phương tiện tắc nghẽn. Chẳng hạn khi số lượng xe cộ chạy trên đường tăng lên, thời gian cần thiết cho một lộ trình dài ra vì hiện tượng tắc nghẽn xảy ra. Nếu có quá nhiều doanh nghiệp tập trung tại một địa điểm nhất định, hiệu quả của các doanh nghiệp ở đó bị giảm xuống do địa điểm bị tắc nghẽn. Trường hợp này biểu thị sự suy giảm hiệu quả của sự quần tụ.
Tổn thất hay chi phí do sự tắc nghẽn gây ra có ý nghĩa quan trọng trong các phân tích ích lợi – chi phí (đặc biệt những dự án có liên quan tới giao thông vận tải). Nó giúp chúng ta phân tích tình hình tổ chức hiện có của hoạt động kinh tế và các mặt hàng có nhiều người tiêu dùng trong lý thuyết về hàng bán công.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Định giá tắc nghẽn (congestion pricing) là phần phụ thu khách hàng của dịch vụ hoặc sản phẩm khi có lượng cầu tăng tạm thời hoặc tăng theo chu kỳ. Lượng cầu dư thừa được điều chỉnh bằng cách áp dụng giá cao hơn trong các chu kỳ lượng cầu đạt đỉnh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.