Chiến sự Ukraine giúp Nga và Triều Tiên 'hâm nóng' quan hệ

Nhật Hạ - 06/09/2023 12:44 (GMT+7)

(VNF) - Triều Tiên sẽ nhận được viện trợ về kinh tế trong khi Nga đạt được mục đích về vũ khí. Điều này khiến Mỹ và phương Tây lo ngại chiến sự tại Ukraine đang giúp mối quan hệ giữa Nga và Triều Tiên được "hâm nóng" trở lại sau những năm “nguội lạnh”.

VNF
Chiến sự Ukraine và sự 'lạnh nhạt' của phương Tây đã giúp Nga và Triều Tiên sát lại gần nhau hơn.

Theo các quan chức của Mỹ, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể đang lên kế hoạch cho chuyến công du nước ngoài lần đầu tiên sau 4 năm.

Ông Kim Jong Un được cho là sẽ sớm gặp Tổng thống Nga Putin để đàm phán về việc mua bán đạn dược, giúp bổ sung thêm vào kho dự trữ của Nga trong cuộc chiến với Ukraine.

Nhà Trắng cho hay, cuộc gặp giữa ông Kim Jong Un và ông Putin có thể diễn ra vào tuần tới tại thành phố Vladivostok, thuộc phía đông của nước Nga. Đây cũng là nơi từng diễn ra cuộc gặp đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại của hai nhà lãnh đạo này vào tháng 4 năm 2019.

Mặc dù phía điện Kremlin từ chối xác nhận thông tin về cuộc gặp này nhưng phía Mỹ tiết lộ Nga có khả năng sẽ cung cấp viện trợ cho Triều Tiên để có thể đạt được thỏa thuận mua bán đạn dược. Viện trợ của Nga có thể giúp ích cho nền kinh tế của Triều Tiên khi quốc gia này đang phải gánh chịu tình trạng thiếu lương thực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Nga và Triều Tiên đang ngày càng sát lại gần nhau.

Theo The Guardian, Triều Tiên còn hy vọng sẽ nhận được ngoại tệ để tiếp tục tài trợ cho việc phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa – con át chủ bài của quốc gia này.

Ở chiều ngược lại, cuộc gặp gỡ với ông Kim Jong Un có thể giúp Nga ổn định nguồn cung cấp đạn dược khi các lực lượng chiến đấu của Nga đang ở trong tình trạng thiếu đạn dược.

Mặc dù các chuyên gia vũ khí cho biết phần lớn các vũ khí của Triều Tiên là tên lửa thời Liên Xô và không có sức sát thương cao như các vũ khí hiện đại nhưng thỏa thuận cung cấp đạn dược của Nga và Triều Tiên vẫn có thể “định hình lại thế cuộc” trong chiến sự Nga – Ukraine.

“Lý do tại sao Moscow lại nỗ lực để có được sự hỗ trợ như vậy từ Triều Tiên là vì Mỹ đã tiếp tục siết chặt cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga và giờ họ đang phải tìm kiếm bất kỳ nguồn nào mà họ có thể tìm thấy”, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết vào hôm thứ Ba.

Khả năng cao Nga còn được Triều Tiên giúp đỡ về nhân lực. Trước đây, Triều Tiên đã gửi hàng nghìn công nhân ra nước ngoài, nhiều người trong số họ đã tới Nga. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un có thể gửi thêm lao động đến Nga vào thời điểm quốc gia này đang thiếu hụt lao động nghiêm trọng, đặc biệt là ở Siberia và vùng viễn đông.

Nga đang thiếu nhân lực lao động nghiêm trọng.

Nhiều chuyên gia nhận định cuộc gặp gỡ sắp tới của hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Nga có thể được xem là đòn truyền thông, ngầm chứng minh với các nước phương Tây rằng họ vẫn có đối tác thân mật dù bị cô lập trên trường quốc tế.

Giáo sư Artyom Lukin, Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok, cho rằng “chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã mở ra một thực tế địa chính trị mới, theo đó điện Kremlin và Triều Tiên có thể ngày càng thân thiết hơn, thậm chí có thể lên đến mức quan hệ gần như là đồng minh vốn từng tồn tại trong thời chiến tranh lạnh”.

Ông Victor Cha, Phó chủ tịch cấp cao thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nhận định: “Câu chuyện hợp tác giữa hai nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Putin sẽ làm chính quyền tổng thống Biden gặp khó tại Ukraine và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.

“Liên minh Nga - Triều Tiên đang tăng cường hợp tác với nhau khi cả hai quốc gia này có rất ít đồng minh và cùng có chung một đối thủ là Mỹ. Sự hồi sinh của một liên minh truyền thống sẽ phục vụ cho lợi ích chiến lược của cả chính quyền Putin lẫn chính quyền Kim Jong Un”, ông Jean H. Lee, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Wilson, chia sẻ với The Guardian.

Theo The Guardian, WSJ
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

Hà Nội gọi đầu tư 6 dự án khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh

(VNF) - Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị tại huyện Đông Anh bằng hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng mức đầu tư của 6 dự án là 34.585 tỷ đồng.

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.