'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), giá trị cổ phiếu doanh nghiệp và chứng chỉ quỹ tương hỗ người Mỹ nắm giữ đã giảm từ mức 42.000 USD hồi đầu năm xuống còn 33.000 tỷ USD vào cuối quý II.
Với việc các chỉ số thị trường chính tiếp tục giảm đáng kể từ tháng 7 và thị trường trái phiếu tiếp tục thua lỗ, các chuyên gia cho rằng tổng thiệt hại tài sản từ các thị trường tài chính có lên tới 9.500 tỷ USD - 10.000 tỷ USD.
Cũng theo các nhà kinh tế, sự sụt giảm có thể sớm bắt đầu lan rộng khắp nền kinh tế, gây thêm áp lực lên bảng cân đối thu chi của người Mỹ và có thể ảnh hưởng đến chi tiêu, vay nợ và đầu tư.
Ông Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody’s Analytics, cho biết những khoản lỗ có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ gần 0,2 điểm phần trăm trong năm tới.
“Những thiệt hại từ thị trường chứng khoán cho đến nay, nếu duy trì, sẽ là một cơn gió nhỏ, nhưng sẽ tác động tới việc chi tiêu của người tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế trong những tháng tới”, ông Zandi nhấn mạnh thêm.
Trong đợt sụt giá này, tầng lớp giàu có đang gánh khoản lỗ lớn nhất do họ nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu. Theo Fed, top 10% người giàu nhất nước Mỹ đã mất hơn 8.000 tỷ USD tài sản trên thị trường chứng khoán trong năm nay, tương đương sụt giảm hơn 1/5 giá trị nắm giữ cổ phiếu.
Đặc biệt, top 1% người giàu nhất đã mất hơn 5.000 tỷ USD tài sản trên thị trường chứng khoán trong khi 50% người có thu nhập thấp nhất mất khoảng 70 tỷ USD.
Các khoản lỗ này đánh dấu một sự đảo ngược mạnh mẽ và đột ngột đối với các cổ đông, những người đã chứng kiến sự tạo ra của cải kỷ lục nhờ giá cổ phiếu tăng vọt kể từ sau đại dịch.
Từ mức thấp của thị trường vào năm 2020 đến đỉnh vào cuối năm 2021, giá trị tài sản chứng khoán của Mỹ đã tăng gần gấp đôi, từ 22.000 tỷ USD lên 42.000 tỷ USD. Phần lớn khối lượng này vẫn thuộc về giới giàu có. Fed cũng cho biết 10% người Mỹ giàu nhất đang nắm giữ 89% lượng cổ phiếu trên thị trường.
Sự sụt giảm tài sản chứng khoán lần này cũng vượt xa con số 6.000 tỷ USD trong thời gian bắt đầu đại dịch vào năm 2020. Đây cũng là một trong những khoản lỗ lớn nhất từ trước đến nay từng được ghi nhận.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã bắt đầu chịu áp lực gia tăng từ cuối tháng 8 sau khi Fed thể hiện rõ quan điểm rằng ưu tiên hàng đầu của ngân hàng trung ương là dập tắt lạm phát ngay cả khi có nguy cơ đưa nền kinh tế vào suy thoái.
Hiện các chỉ số chính trên sàn Phố Wall đã chìm sâu vào “thị trường gấu” (thị trường đầu cơ giá xuống), trong đó, S&P 500 thấp hơn 24,3% so với mức cao kỷ lục ghi nhận hồi tháng 1/2022, chỉ số Dow Jones thấp hơn 21,2% so với mức cao mọi thời đại. Chỉ số Nasdaq Composite cũng lao dốc hơn 33% kể từ khi đạt kỷ lục vào tháng 11/2021.
Xem thêm >> Philippines tiến gần tới thỏa thuận mua nhiên liệu của Nga
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.