Học thuật

Cơ cấu ngành là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Cơ cấu ngành (structure of industry) là gì?

Cơ cấu ngành là gì?

Cơ cấu ngành (structure of industry) là hoạt động sản xuất của nền kinh tế được phân loại thành các nhóm lớn và gọi là khu vực và các nhóm nhỏ hơn và gọi là ngành.

Cơ cấu ngành (structure of industry) là hoạt động sản xuất của nền kinh tế được phân loại thành các nhóm lớn và gọi là khu vực và các nhóm nhỏ hơn và gọi là ngành. Hệ thống phân ngành do Liên hợp quốc để nghị được gọi là hệ thống phân ngành tiêu chuẩn (ISIC)

Thông thường nền kinh tế được chia thành 3 khu vực cơ bản: (1) khu vực sơ chế hay khai thác, bao gồm các ngành sản xuất nguyên liệu và trồng trọt, chăn nuôi; (2) khu vực thứ cấp hay chế biến, bao gồm các ngành chế biến, xây dựng, điện nước; và (3) khu vực dịch vụ - bao gồm các ngành bán lẻ, thông tin, ngân hàng, du lịch.

Tầm quan trọng tương đối của mỗi khu vực có xu hướng thay đổi khi nền kinh tế phát triển theo thời gian. Nhìn chung, các nước đang phát triển có khu vực sơ chế lớn, khu vực công nghiệp và dịch vụ nhỏ, ngược lại các nước phát triển có khu vực sơ chế nhỏ, khu vực công nghiệp và dịch vụ lớn. Trong những năm gần đây, hầu hết các nước tiên tiến nhất đều có sự suy giảm trong các ngành công nghiệp và sự gia tăng tương ứng của các ngành dịch vụ.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Sau hơn 30 năm đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ thuần nông thành cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, hướng tới trở thành một nước công nghiệp và phát triển ngành dịch vụ. Mặc dù vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn bộc lộ nhiều điểm bất cập như: chuyển dịch cơ cấu có xu hướng chững lại; vị trí ngành dịch vụ có xu hướng giảm sút; đóng góp của của yếu tố TFP trong tăng trưởng thấp; tỷ trọng VA trong giá trị sản xuất giảm… gây ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế, đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Từ thực tế này cho thấy nhà nước cần lựa chọn các ngành tập trung ưu tiên; thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ; tăng dần tỷ trọng đầu tư khu vực tư nhân, giảm tỷ trọng đầu tư nhà nước; ưu đãi thu hút FDI với các công ty đa quốc gia và các ngành ưu tiên; phát triển công nghiệp hỗ trợ và đổi mới công nghệ.

Tin mới lên