'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chiều 18/9, trong phiên tòa xét xử cựu Phó chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Tài và các đồng phạm liên quan đến việc giao đất công trái luật, gây thất thoát, lãng phí hơn 1.927 tỷ đồng, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue cho rằng công ty không sai và đề nghị được tiếp tục triển khai dự án tại địa chỉ 8-12 Lê Duẩn.
Cụ thể, ông Nguyễn Đức Bằng, người đại diện theo ủy quyền của Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue (Công ty Lavenue) cho rằng, trong những ngày xét xử vừa qua và những lần tranh luận, bào chữa của các luật sư với các bị cáo, các luật sư cũng đưa ra được những cơ sở pháp lý chứng minh rằng vấn đề thiệt hại trong vụ án này là không có.
Việc giao, cho thuê đất tại địa chỉ 8-12 Lê Duẩn được thực hiện đúng theo chủ trương của UBND Thành phố có từ trước đó. Hơn nữa, Công ty Lavenue được thành lập trên cơ sở hợp pháp.
Trong cáo trạng và kết luận điều tra, chưa có một văn bản nào và cũng chưa có một ai khẳng định rằng công ty vi phạm pháp luật.
Nhưng trong cáo trạng của Viện kiểm sát lại đề nghị tịch thu số tiền hơn 355 tỷ đồng của Công ty Hoa Tháng Năm (cổ đông chiếm tỷ lệ 30% của Công ty Lavenue). Tuy nhiên, số tiền này đã chuyển thành vốn của Công ty Lavenue từ lúc được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp, không còn là vốn của Công ty Hoa Tháng Năm nữa.
“Vậy vấn đề đặt ra ở đây là xử lý tư cách pháp nhân của Công ty Lavenue như thế nào. Phá sản hay tồn tại, mà tồn tại thì theo cách nào?
"Viện kiểm sát đang bỏ ngỏ vấn đề này để tự Công ty Lavenue tồn tại trong lay lắt ngoài xã hội. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về vấn đề này? Mong hội đồng xét xử xem xét và đề nghị Viện kiểm sát giải thích về việc Công ty Lavenue sẽ tồn tại như thế nào nếu khoản tiền của Công ty Hoa Tháng Năm bị tịch thu”, ông Bằng đặt câu hỏi.
Lý giải thêm về bối cảnh lúc công ty quyết định tham gia dự án, ông Bằng cho biết thời điểm 2007-2011 là lúc tình hình kinh tế - xã hội rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Tại tòa, các luật sư và các bị cáo cũng xác định rằng thời điểm đó không có một doanh nghiệp nhà nước nào trực tiếp đứng ra xin nhận làm dự án này cả, giao cho Công ty Quản lý kinh doanh nhà thì công ty này không đủ điều kiện, giao cho 4 công ty thuộc Bộ Công thương thì 4 công ty này lại không có tiền. Theo đó, UBND Thành phố mới có chủ chương thành lập Công ty Lavenue.
Hiện tại, cộng đồng doanh nghiệp đang rất mong ngóng quyết định của hội đồng xét xử như thế nào về việc một doanh nghiệp xin tham gia dự án một cách hợp pháp thì lại bị rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.
Từ khi quyết định tham gia, Công ty Lavenue đã đầu tư rất nhiều tiền vào dự án này. Đồng thời cũng thực hiện rất nhiều công đoạn như thiết kế, thi công, tư vấn… nhưng đang làm thì bị dừng lại.
“Trước khi bước vào xét xử, hội đồng xét xử đã lưu ý rằng trong hồ sơ vụ án có rất nhiều tài liệu mật, không được công bố. Tôi cũng đã tiếp cận được rất nhiều văn bản đó, dù không được tiết lộ cụ thể, nhưng tinh thần chung của nhiều văn bản đều xác định rằng quyền lợi của Công ty Lavenue là phải được đảm bảo, chủ trương của UBND TP phải được thực hiện xuyên suốt, tránh gây thất thoát lãng phí.
"Tuy nhiên, đến thời điểm hôm qua, chúng tôi rất bất ngờ khi nhận được đề nghị của Viện kiểm sát là tịch thu số tiền của Công ty Hoa Tháng Năm.
"Như vậy, cộng đồng doanh nghiệp đang chờ đợi hội đồng xét xử, cũng như Viện kiểm sát phân biệt rõ ràng, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào những dự án như thế này để làm gì? Thực ra là chỉ mong muốn phát triển kinh tế và làm đẹp cho Thành phố. Tạo công ăn việc làm và đóng góp cho ngân sách nhà nước”, ông Bằng nói.
Đại diện Công ty Lavenue cho biết thêm, vụ án này không chứng minh được yếu tố vụ lợi, doanh nghiệp không thực hiện hành vi nào liên quan đến việc vụ lợi đối với những bị cáo trong vụ án này, như vậy không thể khẳng định doanh nghiệp làm sai được.
Trong bản cáo trạng, Viện kiểm sát cũng cho rằng Công ty Lavenue không sai. Khi công ty không sai như vậy thì phải xử lý trách nhiệm và các khoản tiền cho công ty để công ty tiếp tục thực hiện dự án này.
Viện kiểm sát cho rằng Công ty Hoa Tháng Năm hay Công ty Lavenue không có đủ năng lực để thực hiện dự án này là đánh giá phiến diện, bởi năng lực tài chính và quản lý của công ty đều có thể chứng minh được.
Theo luật sư Vũ Phi Long, người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hoài Nam (cự bí thư Quận ủy quận 2) nêu: kết luận giám định sẽ là chứng cứ kết tội các bị cáo trong vụ án, đối với tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Tuy nhiên, kết luận giám định trong vụ án đang có vấn đề, khi gộp giá trị cả khu đất 8 - 12 Lê Duẩn để tính tổng thiệt trong vụ án. Trong khi bản chất của vụ án là giao Công ty Lavenue lô đất số 8 Lê Duẩn; còn khu đất 12 Lê Duẩn là cho thuê có thời hạn, có thu tiền và nhà nước không mất đi giá trị quyền sử dụng khu đất này.
Hơn nữa, luật sư Long cho rằng khi giao khu đất số 8 Lê Duẩn có thu tiền giá trị quyền sử dụng đất theo giám định tại thời điểm giao đất, tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước, vậy thiệt hại ở đâu? Từ đó, luật sư Long đề nghị hội đồng xét xử đánh giá con số thiệt hại mà Viện kiểm sát buộc tội các bị cáo gây thất thoát, lãng phí là con số ảo.
Ngoài ra, các luật sư khác cũng cho rằng Viện kiểm sát chỉ đề nghị ông Nguyễn Thành Tài và bị cáo Lê Thị Thanh Thúy liên đới bồi thường 4,7 tỷ đồng. Nhưng Viện kiểm sát vẫn đề nghị tiếp tục kê biên các tài sản của bị cáo để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án trong vụ án là không đúng quy định pháp luật.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.