'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo phương án thống nhất của UBND TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam tại cuộc họp gần đây, sông Cổ Cò sẽ được thông luồng toàn tuyến trước tháng 9/2020. Sông Cổ Cò nối sông Hàn (Đà Nẵng) chạy dọc hướng bờ biển đến Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) có chiều dài 28km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Nam 19,7km.
Trước đây khi đường bộ chưa phát triển, sông Cổ Cò vốn là tuyến đường “tơ lụa”, giữ vai trò là con đường thủy giao thương buôn bán sầm uất từ Đà Nẵng vào Quảng Nam, tiếp nối tới tận sông Trường Giang đến Quảng Ngãi. Tuy nhiên theo thời gian, sông Cổ Cò bị bồi lấp và tuyến đường sông này đã lâu không còn được sử dụng theo đúng giá trị.
Do đó, việc nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế, du lịch cả khu vực. Tại hội thảo “Định hướng liên kết phát triển bền vững đô thị Điện Bàn với Đà Nẵng và Hội An” diễn ra hồi tháng 3 vừa qua, PGS-TS. Phạm Trung Lương - Nguyên phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch cho biết sự liên kết giữa Điện Bàn với Đà Nẵng và Hội An qua sông Cổ Cò sẽ tạo cơ hội cho sự ra đời những sản phẩm du lịch hấp dẫn không chỉ của Quảng Nam, Đà Nẵng mà còn của cả miền Trung.
Nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch đường sông sau một thời gian dài “bỏ ngỏ”, UBND TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam cũng thống nhất sẽ triển khai các điểm dừng chân, vui chơi giải trí phục vụ phát triển du lịch dọc tuyến sông Cổ Cò.
Tiềm năng du lịch đường sông ở Đà Nẵng, Quảng Nam là rất lớn, song thời gian qua vẫn chưa phát triển xứng tầm. Bởi vậy, không chỉ chính quyền, nhân dân hai địa phương, mà ngay cả các công ty lữ hành cũng mong ngóng chờ ngày sông Cổ Cò khơi thông để triển khai các tour, tuyến.
Ông Trần Văn Khoa - Giám đốc Công ty Jack Tran Tour cho hay: “Nếu khai thông được dòng sông Cổ Cò, chúng tôi sẽ tổ chức một loại hình du lịch mới cho khách theo kiểu tàu khách sạn nổi trên sông, từ đó tham quan được nhiều điểm du lịch tại Đà Nẵng và ngược lại”.
Du lịch phát triển sẽ kích hoạt nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ, mua sắm, lưu trú. Nếu thông luồng toàn tuyến sông Cổ Cò, thì khu vực ven sông sẽ được hưởng lợi lớn, nhất là ở những điểm dừng chân cho du khách tham quan, mua sắm, giải trí. Khi đó, toàn khu vực Đông Nam TP. Đà Nẵng kỳ vọng sẽ trở thành những điểm dừng chân hút khách.
Đặc biệt, khu vực phía Đông Nam TP. Đà Nẵng hiện đang sở hữu lợi thế lớn khi được quy hoạch đồng bộ. Ngay như “bán đảo” Nam Hòa Xuân, cả dự án Khu đô thị ven sông Nam Hòa Xuân đã quy hoạch bài bản, được bao quanh bởi sông Cổ Cò uốn lượn. Chỉ năm sau, khi dòng Cổ Cò thông luồng, Nam Hòa Xuân là khu vực chứng kiến cảnh du thuyền tấp nập đưa khách từ Quảng Nam ra Đà Nẵng và ngược lại.
Với chủ trương sẽ triển khai các điểm dừng chân, vui chơi giải trí phục vụ phát triển du lịch dọc tuyến sông Cổ Cò, cơ hội cho ngành dịch vụ du lịch, mua sắm là rất lớn. Dọc tuyến sông, nhất là khu vực Nam Hòa Xuân dự báo sẽ trở thành điểm kinh doanh buôn bán sầm uất trong tương lai không xa.
Sông Cổ Cò “thức giấc” không chỉ đem đến sự sôi động, phồn hoa cho cả khu vực Đông Nam TP. Đà Nẵng, mà còn là cơ hội để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh. Khi đó, du khách sẽ có thêm trải nghiệm di chuyển theo đường sông để đi đến khu danh thắng cấp quốc gia Ngũ Hành Sơn nổi tiếng. Hiện khu danh thắng này thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm, chỉ riêng Lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn vào tháng 2 âm lịch hàng năm đã kéo hàng vạn tăng ni, phật tử, du khách thập phương về dự.
Cũng từ tâm điểm Nam Hòa Xuân du khách có thể dễ dàng xuống biển tại bãi tắm công cộng Sơn Thủy cách đó chừng 1 km. Sự thuận lợi trong kết nối các điểm vui chơi, du lịch, lễ hội khiến phía Đông Nam hứa hẹn trở thành tâm điểm mới đầy sôi động của TP. “thủ phủ du lịch miền Trung” chỉ trong nay mai.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.