Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
UBND TP. Đà Nẵng vừa kiến nghị Thủ tướng cho phép thực hiện dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị theo hình thức PPP, loại hợp đồng BT, với quỹ đất hoàn trả cho dự án được dự kiến tại khu vực nhà ga cũ, khu vực xung quanh nhà ga mới, 2 bên hành lang đường sắt cũ và quỹ đất khách của thành phố.
Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện dự án trên các khu đất hoàn trả theo đúng quy hoạch của thành phố.
Đồng thời UBND TP. Đà Nẵng kiến nghị Thủ tướng giao cho địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư để chủ động triển khai công tác chuẩn bị dự án, tổ chức lựa chọn và ký kết hợp đồng với nhà đầu tư thực hiện dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị theo hình thức PPP.
Trước mắt, UBND TP. Đà Nẵng sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và đầu tư và các bộ, ngành trung ương liên quan thống nhất cụ thể phương án đầu tư; báo cáo đề xuất Thủ tướng xem xét, quyết định.
Trước đó, vào tháng 11/2019, Ban cán sự Đảng UBND TP. Đà Nẵng có công văn báo cáo Thường trực Thành ủy Đà Nẵng để xin chủ trương về thực hiện dự án di dời ga Đà Nẵng và tái phát triển đô thị theo hình thức BT.
Dự án này được chia thành hai tiểu dự án. Cụ thể, tiểu dự án 1 là di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị. Mục tiêu di dời nhà ga Đà Nẵng cũ, tuyến đường sắt hiện tại ra khỏi trung tâm thành phố (về phía tây bắc), xây dựng tuyến đường sắt mới khổ 1.000mm dài khoảng 29km; xây dựng các công trình vượt sông, đường bộ, đường sắt; xây dựng một nhà ga hành khách chính và các ga hàng hóa với vốn đầu tư khoảng 5.350 tỷ đồng.
Phát triển đô thị khu vực nhà ga cũ và xung quanh ga đường sắt mới. Khu vực nhà ga hiện tại sẽ được đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị theo hướng phát triển tích hợp, cải thiện hạ tầng đô thị và nâng cao điều kiện sống cho người dân, nâng cao hiệu quả sử dụng đất… có kinh phí xây dựng khoảng 830 tỷ đồng.
Hiện tuyến đường sắt này chạy qua thành phố dài khoảng 40,3km, hai bên tuyến đường sắt này là các khu dân cư thu nhập thấp, điều kiện cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Do đó, sau khi di dời tuyến đường sắt, cần phải tận dụng lại hành lang đường sắt cũ để phát triển thành các trục giao thông chính.
Cụ thể, sẽ xây dựng trục giao thông chính rộng 33m (6 làn xe) để kết nối các khu vực, đồng thời là tuyến vận tải công cộng trong tương lai; đầu tư xây dựng các khu tái định cư để phục vụ cho toàn bộ dự án… với vốn đầu tư khoảng 2.350 tỷ đồng.
Tổng kinh phí cho tiểu dự án 1 khoảng 10.236 tỷ đồng. Tiểu dự án này thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BT với quỹ đất hoàn trả cho dự án dự kiến tại khu vực nhà ga cũ, khu vực xung quanh nhà ga mới, hai bên tuyến hành lang đường sắt cũ và khai thác quỹ đất khác của thành phố.
Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện các dự án trên các khu đất hoàn trả đó theo đúng quy hoạch của thành phố.
Còn tiểu dự án 2 là bồi thường giải tỏa phục vụ dự án với kinh phí khoảng 2.400 tỉ đồng sẽ sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố.
Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án này vào khoảng 12.636 tỷ đồng, bao gồm dự phòng phí 20%. Dự án này sẽ được trình lên Thường trực Thành ủy Đà Nẵng, các bộ, ngành trung ương xin chủ trương, thống nhất cụ thể phương án đầu tư trước khi trình Chính phủ chủ trương thực hiện.
Được biết, Ga đường sắt hiện tại của Đà Nẵng toạ lạc trên đường Hải Phòng (trung tâm thành phố). Trước đây thành phố đưa ra vị trí di dời nhà ga lên phường Hoà Khánh Nam và phường Hoà Minh (quận Liên Chiểu) nhưng sau nhiều cuộc bàn thảo vẫn chưa triển khai.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.