Bên trong dự án ở Đắk Lắk từng đạt giải Quy hoạch đô thị quốc gia
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.
Lên kế hoạch di dời
Dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và các công trình liên quan ra khỏi trung tâm thành phố được Bộ Chính trị ra nghị quyết năm 2003. Tới năm 2004, Đà Nẵng công bố quy hoạch vị trí xây dựng nhà ga đường sắt mới. Sau nhiều lần điều chỉnh, dự án dự kiến trải rộng trên tổng diện tích hơn 780.000m2 tại 3 phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam, Hòa Khánh Bắc thuộc quận Liên Chiểu. Tuy nhiên, sau nhiều năm công bố quy hoạch, dự án vẫn chưa thể triển khai gây nhiều hệ lụy, khó khăn cho đời sống người dân trong khu vực.
Năm 2022, chính quyền TP. Đà Nẵng ra quyết định bãi bỏ quy hoạch nhà ga đường sắt tại 3 phường trên nhằm tạo điều kiện cho người dân được xây dựng, sửa chữa nhà cửa, ổn định cuộc sống.
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 được Thủ tướng phê duyệt, ga đường sắt mới được di chuyển lên xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang).
UBND TP. Đà Nẵng cho biết, dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và các công trình liên quan ra khỏi trung tâm thành phố là một trong số những dự án quan trọng về phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư dành cho ngành đường sắt còn khó khăn, cùng với việc Chính phủ ưu tiên tập trung đầu tư mạng lưới tuyến đường bộ cao tốc nên dẫn đến kéo dài thời gian di dời ga đường sắt Đà Nẵng đến vị trí mới. Việc này chỉ xem xét nghiên cứu đầu tư sau năm 2030.
Trong khi chờ triển khai theo quy hoạch, UBND TP. Đà Nẵng sẽ chủ động nghiên cứu, lập hồ sơ phương án di dời ga đường sắt. UBND TP. Đà Nẵng đã kiến nghị HĐND thành phố cho phép tách dự án di dời ga đường sắt thành 2 dự án. Trong đó, dự án di dời ga hàng hóa, công trình phụ trợ và các cơ quan ngành đường sắt ra khu vực ga Kim Liên, phần ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa. Dự án đầu tư xây dựng ga đường sắt mới theo quy hoạch sẽ được thực hiện sau và do Bộ Giao thông vận tải chủ trì.
Ông Bùi Hồng Trung, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Đà Nẵng cho biết vừa qua thành phố đã có văn bản xin ý kiến của Bộ Giao thông vận tải về hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng.
Sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, UBND thành phố sẽ giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND thành phố trình cấp có thẩm quyền theo quy định. Trong đó, hoàn thành lập quy hoạch chi tiết 1/500, dự kiến trong tháng 10/2024; hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi, dự kiến tháng 10/2025.
Thành phố cũng yêu cầu các đơn vị liên quan làm việc với UBND quận Liên Chiểu trong việc xây dựng phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư cho khu vực ga, cũng như cập nhật phương án bố trí quỹ đất tái định cư trong quy hoạch phân khu cảng biển Liên Chiểu.
Đặc biệt, thành phố cũng yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát và phối hợp các Ban Quản lý dự án lập quy hoạch phân khu cảng biển, sân bay, ven vịnh, ven sông và bờ đông để cập nhập các nội dung liên quan bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ các quy hoạch và làm cơ sở triển khai dự án.
“Di dời là cần thiết”
Ông Nguyễn Thành Tiến, Bí thư Quận ủy Thanh Khê, nguyên Trưởng Ban đô thị HĐND TP. Đà Nẵng, cho hay chủ trương di dời ga đường sắt ra khỏi nội đô có từ năm 2003, xác định vị trí tại quận Liên Chiểu. Vừa rồi, quy hoạch chung của thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng tiếp tục xác định vị trí ga mới tại xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang). Như vậy, việc di dời ga đường sắt từ lâu đã được tính toán.
Theo Bí thư Quận ủy Thanh Khê, lý do cần di dời là bởi ga Đà Nẵng hiện tại là ga cụt, không phải là ga xuyên suốt như các nơi khác. Khi tàu chạy vào rồi chạy ra nhập vào đường sắt Bắc - Nam chiếm thời gian chạy tàu lâu, ảnh hưởng đến hiệu quả trên toàn tuyến.
Bên cạnh đó, vị trí ga hiện tại chia cắt giao thông thành phố và chia quận Thanh Khê làm đôi. Trong khi đó, Thanh Khê là quận có diện tích nhỏ, bị chia cắt như vậy nên ảnh hưởng đến giao thương, kinh doanh thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, di dời ga sẽ phân luồng được dòng xe tải chở hàng hóa ra khỏi trung tâm thành phố. “Vì vậy, việc di dời ga đường sắt là mong ước bấy lâu nay của người dân Thanh Khê”, ông Tiến nói.
Cũng theo ông Nguyễn Thành Tiến, hiện Thanh Khê không còn dư địa về đất đai, việc di dời ga ra vị trí mới là cơ hội để Thanh Khê có dư địa để phát triển, có thêm một quỹ đất hiếm hoi. Sau khi di dời, vị trí ga cũ được nghiên cứu sẽ quy hoạch thành một khu tái thiết trung tâm, phát triển đô thị thương mại, trở thành một cụm phát triển cho Thanh Khê nói riêng và thành phố nói chung.
Bí thư Quận ủy Thanh Khê rất ủng hộ phương án di dời ga đường sắt mà thành phố đang đề xuất. Ông nêu rõ, ga Kim Liên là một vị trí kết nối với cảng Liên Chiểu trong tương lai. Khi ga hàng hóa Kim Liên và cảng Liên Chiểu cùng đưa vào hoạt động sẽ tạo đồng lực mới trong phát triển cho cả hai.
Ga hàng khách được di dời ra khu vực hồ Trung Nghĩa cũng là vị trí hợp lý, bởi tuyến đường sắt cũ trong quy hoạch xác định sau này sẽ trở thành đường sắt đô thị. Vì vậy việc xây dựng ga ở vị trí này để đây sau này chuyển thành ga đường sắt đô thị là phù hợp.
Ông Tiến cho rằng ở trung tâm thành phố nên bố trí ga đường sắt đô thị, có nhiều cấp độ; còn ga đường sắt quốc gia nên nằm ở vùng ven và khi di duyển vào trung tâm thành phố thì kết nối bằng đường sắt đô thị.
Đối với diện tích đất khu vực ga Đà Nẵng hiện tại, UBND TP. Đà Nẵng kiến nghị quy hoạch chỉnh trang để đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực trung tâm thành phố. Cụ thể, định hướng khu vực này thành đầu mối giao thông kết hợp dịch vụ, thương mại. Diện tích đất thương mại dịch vụ dự kiến sau quy hoạch chiếm khoảng 65% diện tích ga hiện tại, có giá trị thương mại khoảng hơn 5.300 tỷ đồng.
(VNF) - Đây là dự án Khu đô thị Đông Nam đường Trần Hưng Đạo có vị trí nằm tại phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 19,29 ha.