'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Năm 2004, dự án khu đô thị du lịch biển Cần Giờ được phê duyệt và khởi động vào cuối năm 2007 với tổng kinh phí đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 8.470 tỷ đồng. Trải qua 15 năm dừng chân ở bước chuẩn bị, mới đây, Chính phủ mới chính thức phê duyệt điều chỉnh quy mô dự án lên 2.870ha, gắn với chủ trương chuyển đổi quy hoạch, cơ cấu kinh tế của huyện đảo Cần Giờ, lấy du lịch làm ngành kinh tế chủ đạo.
Ngay khi dự án rục rịch tái khởi động, một số người lo ngại tác động của dự án tới rừng ngập mặn Rừng Sác, lo ngại chủ đầu tư lấy cát Đồng bằng sông Cửu Long để san lấp, gây nguy cơ sạt lở, tương lai “nhấn chìm” Đồng bằng sông Cửu Long cũng như TP. HCM.
Phát triển kinh tế theo kiểu tàn phá môi trường thiên nhiên là một thái cực cần chống, nhưng bảo tồn thiên nhiên đến mức không được đụng đến thiên nhiên (núi non, cây cối) cũng là một thái cực cần tránh. Phát triển bền vững là vẫn phát triển, nhưng ở những nơi và theo cách gây ảnh hưởng tối thiểu, ở mức độ chấp nhận được theo các cơ sở khoa học và phù hợp với các quy định pháp luật chứ không phải dựa vào cảm xúc, không phải tuyệt đối không làm gì. TS Lương Hoài Nam |
Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đã được Bộ Tài nguyên - Môi trường phê duyệt, dự án tiến biển Cần Giờ nằm hoàn toàn bên ngoài khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, cách vùng lõi khoảng 18 km về phía bắc; nằm ngoài ranh giới diện tích đất lâm nghiệp 34.672,79 ha, trong đó diện tích rừng ngập mặn là 32.451,02 ha (rừng phòng hộ Cần Giờ); nằm kế cận vùng chuyển tiếp thuộc ranh giới khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Dự án chỉ thi công lấn biển, hoàn toàn không xâm phạm đến hệ thống các sông, kênh, rạch hiện hữu.
Ngoài ra, chủ đầu tư còn xây dựng 2 tuyến kênh Rạch Lở, Hà Thanh để dẫn dòng, đảm bảo nguyên trạng tiêu thoát nước khu vực và xây dựng các công trình quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn không để phát tán ra xung quanh. Dự án cũng được cập nhật, lồng ghép quy hoạch kết nối đường giao thông trên cao ngang qua khu vực rừng ngập mặn để giảm thiểu tác động do hoạt động giao thông đến động thực vật dọc tuyến đường này.
Đáng chú ý, phía chủ đầu tư đã nghiên cứu phương án cân bằng đào đắp, lấy đất, cát biển hồ trong dự án và một số nguồn khác như vật liệu từ đào metro, nạo vét sông... với trữ lượng đủ để tiến hành xây dựng, không lấy cát từ nơi khác về đắp biển như lo lắng của nhiều người.
Ông Nguyễn Huy Thắng, chuyên gia bảo tồn (Viện điều tra, quy hoạch rừng), người từng tham gia soạn thảo luật và văn bản dưới luật của các bộ liên quan đến quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, nhận xét: Vị trí dự án không thuộc phạm vi rừng ngập mặn nên không gây tác động trực tiếp đến rừng ngập mặn. Dự án cũng không ảnh hưởng đến các di tích khảo cổ, các dự án hiện tại, không gây ra tình trạng mất đất ở, không có di dân, tái định cư, cũng như không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản của địa phương.
Theo TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam, trên thế giới có không ít dự án lấn biển đã trở thành biểu tượng du lịch, biểu tượng quốc gia. Đơn cử, Hồng Kông lấn biển xây một số khu đô thị, san bằng đảo ngoài biển xây sân bay. Singapore lấn biển xây quần thể Marina Bay hoành tráng, đang lấn biển để mở rộng sân bay quốc tế Changi. Nhật Bản, Hàn Quốc đã lấn biển xây một số sân bay. Dubai xây khu đô thị Palm City rộng 5km2 ngoài biển, là khu đô thị cao cấp nhất nước này.
TS Nam nhận định đối với các dự án lấn biển, yếu tố về môi trường chủ yếu liên quan đến đất liền trong bán kính tác động của các dự án lấn biển chứ không phải với đại dương. Nếu kiểm soát được ảnh hưởng của các dự án lấn biển đối với môi trường xung quanh trong mức độ an toàn thì việc lấn biển hoàn toàn có thể chấp nhận được.
“Khu đô thị Cần Giờ được xây chủ yếu trên đất lấn biển chứ không phải lấn rừng. Tôi không nghĩ khối lượng đất cát lấp biển có thể làm thủng đáy biển và vỏ trái đất. Tôi cũng không tin thể tích đất cát lấn biển xây khu đô thị đó lớn đến mức làm tăng tình trạng ngập nước ở TP. HCM do mưa hoặc triều cường. Về cơ bản, tôi ủng hộ dự án khu đô thị du lịch Cần Giờ. Nếu có thể đầu tư phát triển kinh tế mà bảo tồn, bảo vệ được thiên nhiên thì không có lý do để không làm”, ông Nam khẳng định.
Không chỉ riêng Cần Giờ, từ Đà Nẵng, đến Phú Quốc, Sa Pa, Tam Đảo… thời gian qua, rất nhiều sản phẩm du lịch sau khi được xây dựng, cải tạo thành điểm đến nổi tiếng, hấp dẫn du khách, tạo đòn bẩy phát triển du lịch của địa phương... nhưng bị phản đối, thậm chí bị chỉ trích nặng nề về vấn đề môi trường.
Ông Nguyễn Huy Thắng khẳng định: bảo tồn thiên nhiên là cần thiết cho cả hiện tại và mai sau, nhưng nếu mãi giữ khư khư vẻ đẹp mà không phát triển thì sẽ rất lãng phí. Đơn cử, vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) trước kia được bảo vệ hoàn toàn, ngay cả người dân cũng bị cấm vào. Điều này dẫn đến các nguồn lợi thủy sản dồi dào bị bỏ không, trong khi người dân xung quanh đói nghèo. Sau khi Ban quản lý vườn quốc gia xin cơ chế đặc thù và cho phép người dân vào khai thác nguồn lợi thủy sản trong phạm vi ranh giới của vườn quốc gia, không chỉ đời sống người dân được thay đổi mà bản thân họ cũng tích cực tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng...
“Bên cạnh những khu rừng, nếu để người dân đói khổ thì họ phá rừng còn nhiều hơn lâm tặc. Rõ ràng, sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của địa phương nhưng họ cũng đang gặp rất nhiều rủi ro khi vấp phải tranh cãi giữa bảo tồn và phát triển. Thực tế, trong công tác bảo vệ rừng, có những lúc phải chặt trước để tạo đường băng chống lửa, chống cháy rừng. Hay có những vùng bảo vệ nghiêm ngặt cũng phải chặt tỉa thưa để các cây con phát triển. Do đó, không phải cứ nói làm sản phẩm du lịch chặt cây chặt rừng là phá hoại thiên nhiên, phá hoại tự nhiên. Cần đặt trong tổng thể lợi ích phát triển để có cái nhìn công tâm về một dự án”, ông Thắng nêu quan điểm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.