'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dự án Cần Giờ hiện đang thu hút được sự chú ý lớn của dư luận với những luồng ý kiến trái chiều.
Nói về ý tưởng lập một khu đô thị tại Cần Giờ, cách đây gần 20 năm, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có một bức thư gửi các ông: Nguyễn Minh Triết (khi đó là Bí thư thành ủy TP. HCM), ông Lê Thanh Hải (khi đó là Chủ tịch UBND TP. HCM) và các lãnh đạo trong thường vụ thành ủy cùng thường trực thành phố.
Trong bức thư này, ông Kiệt nói rằng dự án Cần Giờ là một công trình mang tính đột phá và rằng: "về cơ bản, tôi đồng ý và muốn sớm có phương án khả thi".
Ông Kiệt cho biết ý tưởng xuyên suốt của ông từ trước đến nay là: "Xác định hướng Đông là Cần Giờ, cũng là Biển Đông, là 'khu đô thị nghỉ ngơi, giải trí, du lịch'. Đây là một tổng thể gắn với vùng sinh thái loại độc nhất (rừng Sác)".
Ông đánh giá khu đô thị này tầm cỡ không chỉ đối với nước ta mà ít ra cũng mang tầm cỡ khu vực Đông Nam Á, có thể so sánh Langkawi của Malaysia, Pattaya của Thái Lan hay Bali của Indonesia.
Theo ông Kiệt, rừng Sác và biển Cần Giờ của Việt Nam có lợi thế so sánh lớn. Thứ nhất, đây là một vùng rừng đặc biệt hiếm và cách không xa thành phố Hồ Chí Minh (trên 20km), gắn với đó là một bờ biển dài (trên 10km), bãi biển rộng (3,4km).
"So với Malaysia, Thái Lan (2 khu nghỉ mát đề cập ở trên) thì ta không kém, còn so với Bali của Indonesia bãi tắm tự nhiện của ta không bằng. Tuy nhiên, bãi biển của ta rộng, dài (có lẽ thiên nhiên đã tạo cho con người thi thố tài năng để đáp ứng nhu cầu của con người, của thời đại) đây cũng có thể coi là một lợi thế", lá thư của ông Kiệt có đoạn viết.
Lợi thế thứ hai là khoảng cách giữa thành phố 6,7 triệu dân với khu vực (rừng và bãi biển) không quá 50km (rất lí tưởng nếu so sánh với các địa danh nổi tiếng của một số nước trong vùng).
Theo ông Kiệt, nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa lành mạnh đối với dân thành phố là rất lớn. Đứng trên giác độ hiện tại, việc đáp ứng được nhu cầu này còn khoảng cách khá xa với thực tế.
Để có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Cần Giờ nói riêng và của TP. HCM nói chung, ông Kiệt cho rằng chúng ta cần đặt ra những bài toán cụ thể, ví như quỹ đất (nếu lấn rộng để xây dựng công trình đô thị, du lịch, dịch vụ, nhà ở, nhà nghỉ...)
Lợi thế thứ ba là khu vực đô thị Cần Giờ có một hậu phương vững chắc, trực tiếp là 16 triệu dân của Đồng bằng sông Cửu Long.
"Thành phố với ý nghĩa trung tâm của cả vùng cũng có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của số dân trong khu vực. Đó là chưa kể số lượng du khách quốc tế tăng lên không ngừng. Phía Bắc thành phố có địa đạo Củ Chi, phía Đông có rừng Sác và khu đô thị tương lai cùng bãi biển Cần Giờ sẽ góp phần đáp ứng những nhu cầu của du khách khó tính nhất", ông Kiệt nhấn mạnh.
Lợi thế thứ tư là về các công trình hạ tầng. Theo ông Kiệt, cơ bản chúng ta đã có điện lưới, đường sá và đặc biệt là chủ trương định hướng rất đúng: mở rộng tuyến đường hiện nay, dự kiến bắc cầu nối liền từ Nhà Bè qua Bình Khánh.
Với 4 lợi thế nói trên, ông Kiệt trăn trở: "Không chỉ với những vấn đề bức xúc trước mắt, không chỉ quan tâm tới hiệu quả của con nghêu, con sò, sự thu nhập khiêm tốn của dân cư trong vùng, cũng không thể chỉ nhìn vào cái hầu bao ngân sách, cũng không thể chỉ đề cập tới 'hồ tắm nước biển' mấy trăm hecta, điều tôi muốn nói ở đây là chúng ta cần có tầm nhìn của một thành phố lớn nhất nước (ở hướng này). Theo suy nghĩ của tôi lâu nay (từ khi thành phố mở đường ra biển, đưa điện lưới ra Cần Giờ) chỉ còn vấn đề nước sạch. Tôi cũng đã nhiều lần đề cập tới vấn đề nước sinh hoat và nước ngọt cho Cần Giờ".
Nói về tính khả thi của ý tưởng làm khu đô thị tại Cần Giờ, ông Kiệt cho rằng muốn làm được như vậy, chính quyền cần huy động một số lượng lớn các nhà khoa học ở nhiều ngành, lĩnh vực.
"Tôi cũng rất tin tưởng vào khả năng của họ", ông Kiệt nhấn mạnh.
Đề cập tới vấn đề vốn cho công trình, ông Kiệt nói ở thời điểm bấy giờ khó thể trông chờ vào ngân sách.
"Bài toán đặt ra là làm thế nào huy động được nguồn nội lực. Theo tôi, về mặt này (nhân lực, vật lực), tiềm năng của thành phố chúng ta còn rất lớn, vấn đề là biến những tiềm năng này thành hiện thực như thế nào", ông Kiệt viết và dẫn ra hai ví dụ:
Ví dụ thứ nhất là tại Quảng Ninh, ông đã đi thăm và thấy một doanh nghiệp tư nhân từ Hà Nội đầu tư, xây dựng một khách sạn, ngoài ra còn sắm được 3 tàu cánh ngầm phục vụ du khách và cư dân đi Trà Cổ. Đáng kể nhất là công trình lấn biển, doanh nghiệp này tự san lấp, ngoài phần trả lại cho tỉnh còn dôi ra một số diện tích đất được trực tiếp đưa vào xây dựng, kinh doanh nhà nghỉ.
Ví dụ thứ hai là một doanh nghiệp làm đường nối liền bán đảo Tuần Châu với đất liền (thành phố Hạ Long) và xây dựng hạ tầng cho bán đảo. Từ những thuận lợi do con đường mang lại, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào các dịch vụ phục vụ nghỉ ngơi, giải trí.
Một dẫn chứng khác cũng được ông Kiệt nêu ra là ngay gần TP. HCM, công trình lấn biển của tỉnh Kiên Giang cũng thu được kết quả.
Dẫn các ví dụ trên, ông Kiệt bày tỏ: "Tôi muốn nói thêm với các đồng chí, về mặt tiềm năng, Quảng Ninh, Kiên Giang không thể so sánh với TP. HCM, vấn đề là đánh thức, khơi dậy được nguồn tiềm năng khá dồi dào này. Đây chính là bài toán cho các nhà quản lý của chúng ta"...
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.