Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
- Đoàn giám sát của Quốc hội về việc “Thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021” vừa kết thúc cuộc làm việc tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang, TP. HCM. Là thành viên tham gia ngay từ đầu của đoàn giám sát, ông có nhận xét gì về công tác lập kế hoạch, thẩm định, quyết định và phát huy hiệu quả dự án đầu tư công, sử dụng ngân sách công?
Ông Lê Thanh Vân: Báo cáo của tỉnh Bình Dương cho biết, nhu cầu đầu tư cả giai đoạn rất lớn, nhưng không cân đối đủ nguồn vốn. Tuy nhiên, phân tích của các thành viên đoàn giám sát cho thấy, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2021 của Bình Dương cũng chỉ ở mức trung bình so với cả nước và còn có xu hướng giảm trong những năm gần đây, dẫn đến số chuyển nguồn lớn.
Điều này cho thấy bất cập của tình Bình Dương cũng là điển hình bất cập của nhiều địa phương trong cả nước đó là trong khi nhiều dự án, công trình không đủ nguồn lực để đầu tư, phải giãn, hoãn, thì vẫn còn một tỷ lệ lớn vốn đầu tư hằng năm đọng lại không thực hiện được. Ngoài ra, tỉnh Bình Dương có tới 55 dự án chậm tiến độ, 15 công trình, dự án phải tạm dừng sau khi được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương. Đáng chú ý, có 225 lượt dự án được các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, mà có tới 109 lượt dự án phát hiện có sai phạm.
Tại TP. HCM, một số dự án thuộc diện quan trọng quốc gia chậm tiến độ, nhiều đợt điều chỉnh tổng mức đầu tư dẫn đến tăng mức đầu tư lên gấp nhiều lần, thực hiện chưa đúng quy định, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến uy tín phía Việt Nam trước nhà tài trợ, giảm hiệu quả nguốn vốn, gây lãng phí ngân sách nhà nước...
Trong đó có những dự án trọng điểm quốc gia như dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (JICA) được coi là “siêu tốc nhưng siêu chậm”, qua 14 năm thực hiện vẫn tiếp tục xin lùi thời hạn hoàn thành, đội vốn quá lớn từ 7.387 tỷ đồng lên 43.757 tỷ đồng. Hay như dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, Bến Thành - Tham Lương (ADB, KfW, EIB), được phê duyệt tháng 10/2020 song theo báo cáo của TP. HCM thì thời gian hoàn thành thi công đưa vào khai thác dự kiến phải đến năm 2030. Đây cũng tiếp tục là dự án đội vốn rất lớn, tổng mức đầu tư ban đầu là 26.116 nghìn tỷ đồng vào 2010, đến 2018 là 47.891,28 tỷ đồng.
Thực tế giám sát cho thấy, không riêng Bình Dương, TP. HCM mà nhiều địa phương còn tồn tại những bất cập trong công tác này, đó là chưa xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Một số đơn vị chưa lập, trình phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành theo quy định để làm căn cứ thẩm định, phê duyệt các dự án;
còn tình trạng phê duyệt dự án đầu tư khi chủ trương đầu tư chưa được phê duyệt, chưa đủ thủ tục, không phù hợp với quy hoạch vùng, không phù hợp với kế hoạch đầu tư hoặc trùng lặp với dự án khác đã được phê duyệt; quyết định đầu tư chưa xác định rõ nguồn vốn, thời gian thực hiện dự án; xác định tổng mức đầu tư còn sai sót, thiếu chính xác, phải điều chỉnh nhiều lần với giá trị lớn. Tiến độ thực hiện một số dự án còn chậm so với kế hoạch ban đầu hoặc chậm được đưa vào sử dụng làm giảm hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
- Qua khảo sát thực tế, ông có thể chỉ rõ do những nguyên nhân nào đáng quan tâm dẫn đến thực trạng trên?
Đầu tư công chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do cách thức thực hiện của dự án công thường không có người có quyền quyết toàn bộ mà dính tới nhiều bộ phận, nhiều sở ngành. Mọi công việc không có tổng chỉ huy toàn quyền ra lệnh nên khâu nào cũng có thể chậm trễ. Và khi chậm trễ thì đổ trách nhiệm lẫn nhau.
Ví dụ nhiều dự án công ở TP. HCM bị “treo” như trung tâm triển lãm quy hoạch thành phố, sân vận động Phan Đình Phùng, dự án công viên Thủ Đức, công trình chống úng ngập mặn Cần Giờ … Khi xảy ra trậm trễ, công trình hoang tàn, không thấy cá nhân nào của TP. HCM đứng ra chịu trách nhiệm, sau đó thì thay đổi ban quản lý dự án mà dự án cung quy hoạch của TP. HCM là một ví dụ.
Còn ở tỉnh Bình Dương, nhiều dự án đầu tư công đã hoàn thành nhưng không vận hành để hoang hóa như dự án bệnh viện tâm thần Bình Dương. Ở Đồng Nai, có dự án trung tâm công nghệ cao sinh học được đầu tư rất bài bản nhưng hầu như không hoạt động.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng dự án công không phát huy hiệu quả là chất lượng triển khai, thực thi các thể chế quản lý đầu tư công còn hạn chế, bấp cập, thể hiện ở đủ các khía cạnh, ví dụ hồ sơ quản lý chất lượng công trình còn thiếu sót, công tác giám sát thi công không chặt chẽ, chủ đầu tư không thực hiện chế độ báo cáo giám sát đầu tư, có hiện tượng nể nang giữa chủ đầu tư và nhà thầu...
- Ông đã nhiều lần cảnh báo về công tác đầu tư công kém hiệu quả kéo dài trong nhiều năm sẽ khiến hiệu quả đầu tư xã hội bị hạn chế, như tăng sức ép lạm phát, mất cân đối ngành, thâm hụt ngân sách, nợ công quốc gia, thậm chí gây ra hiệu ứng lấn át đầu tư khu vực tư nhân. Vậy giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thất thoát, lãng phí đầu tư công?
Phải xử lý nghiêm minh và quyết liệt hơn. Nếu đơn vị nào giải ngân chậm thì năm sau không cấp vốn. Nếu do giải phóng mặt bằng cần tìm nguyên nhân cụ thể và biện pháp xử lý phối hợp chặt chẽ. Nếu do nhà thầu kém năng lực thì phải phạt hợp đồng và kiên quyết có giải pháp khắc phục. Nếu do Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước nhũng nhiễu, chậm thanh quyết toán thì cũng cần phản ánh để xử lý.
Chính phủ nói quyết liệt, có chế tài xử lý với việc chậm trễ, lãng phí trong đầu tư công thì phải mạnh dạn xử lý những đơn vị, cá nhân sai phạm; phải cá thể hoá trách nhiệm đúng như kết luận số 34 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: trách nhiệm của người đứng đầu chính là cơ sở, là căn cứ để xem xét xử lý những vụ việc làm kém hiệu quả các dự án. Đây là cách tiếp cận khoa học và đúng đắn. Nó đã loại bỏ được cách nghĩ, cách làm kiểu “cha chung không ai khóc” hay sai phạm của “tập thể”.
Chúng ta cần phát huy trí tuệ tập thể, nhưng đừng quên, từ lâu, Đảng và Nhà nước cũng đã nêu rõ “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Vì thế, khi cấp dưới có sai phạm, cấp trên lại trốn tránh trách nhiệm và viện lý do của tập thể thì đó là điều khó có thể chấp nhận. Việc cá thể hoá trách nhiệm người đứng đầu là một bước tiến trên con đường phát huy năng lực thực sự của cán bộ. Trong quản lý dự án công, vốn đầu tư công, người đứng đầu phải có tư duy sáng tạo và dám chịu trách nhiệm. Nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện việc này từ lâu, họ đã có những quy định rất rõ ràng và chặt chẽ. Vấn đề từ chức đã trở thành văn hoá, đạo đức. Ở ta, cũng rất nên làm như vậy!
Cũng cần nói thêm, việc thực thi hiệu quả, hay nói đúng hơn là việc thực hiện từ chính sách pháp luật tới cuộc sống là một quá trình dài. Nếu chính sách pháp luật đã lỗi thời, có những điểm không còn phù hợp thì cũng cần khảo sát thực tế, tập hợp ý kiến góp ý và sửa đổi.
Bởi vậy chuyên đề giám sát “Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” được Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội và cử tri rất quan tâm. Trong đó, lĩnh vực giám sát các dự án đầu tư công, sử dụng nguồn vốn được coi trọng. Các địa phương là nơi trực tiếp áp dụng, tổ chức thi hành pháp luật và cũng là nơi kiểm chứng độ phù hợp của chính sách, pháp luật. Các đề xuất, kiến nghị của các thành viên đoàn giám sát và địa phương sẽ là cơ sở quan trọng để đoàn giám sát nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, khách quan đề xuất với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách pháp luật nâng cao hiệu quả công tác thực hiện chính sách về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nói chung và Luật Đầu tư công nói riêng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.