'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Quốc Hoàn, một trong những “sự thật khó tin” tại Việt Nam là có nhiều khách sạn mở cửa mà không có một văn bản tuyên bố chính thức về kỳ vọng và mục tiêu phát triển, hoặc kỳ vọng và mục tiêu đó không rõ ràng.
“Tệ hại hơn, không một ai truyền tải rõ ràng về tầm nhìn và mục tiêu cho ban quản lý khách sạn và nhân viên. Vậy thì làm sao nhân viên biết được họ phải làm những gì và sao họ hiểu được 'bức tranh tổng thể' của doanh nghiệp?”, ông Hoàn chỉ ra sai lầm đầu tiên trong tư duy đầu tư khách sạn của giới chủ Việt Nam.
Nhưng sai lầm trên mới chỉ là khởi đầu. Giới chủ đầu tư còn có những tư duy “ngây thơ chết người” khác trong kinh doanh và tiếp thị.
“Tôi có nhiều bạn và chúng tôi rất thân với nhau", "Tôi và người thân của tôi đều thân thiết với những nhân vật nổi tiếng là khách VIP", "Chúng tôi đảm bảo rằng sẽ có rất nhiều khách sử dụng khách sạn và các cơ sở vật chất của mình!”…
“Đừng sốc – những câu nói trên là những gì tôi đã nghe từ một số chủ khách sạn”, ông Hoàn nói và cho hay những câu nói này phản ánh một tư duy sai lầm khá phổ biến của giới chủ.
“Khách VIP đã đến khách sạn, đó là sự thật. Nhưng có một sự thật khác là họ hiếm khi trả tiền hóa đơn vì họ gần như luôn mong đợi được mời, vì họ nghĩ mình là bạn tốt của người chủ khách sạn. Và đôi khi họ nghĩ mình đáng được miễn phí. Vậy nên, việc không đầu tư bài bản cho chiến lược kinh doanh và tiếp thị thường mang lại một kết quả chẳng ra gì”, ông Hoàn bình luận.
Theo ông Hoàn, sai lầm trong đầu tư khách sạn của giới chủ Việt Nam còn đến từ việc mua sắm. Không ít chủ đầu tư thường tự mua sắm thiết bị, đồ dùng theo ý thích mà không cần tham khảo bất kỳ ý kiến nào của người quản lý khách sạn.
Hậu quả là khi khách sạn đi vào vận hành, người quản lý, nhân viên khách sạn gặp không ít khó khăn do các thiết bị, đồ dùng không phải lúc nào cũng có thể sử dụng hoặc sai thông số kỹ thuật. Trong khi đó, người quản lý lại không “đào” đâu ra tiền để mua sắm bổ sung.
“Thế nên, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhân viên chuyên nghiệp rời khỏi công ty còn chất lượng sản phẩm và dịch vụ của khách sạn lại không hề đạt bất kỳ tiêu chuẩn nào”, ông Hoàn cho hay.
Ông Hoàn nhận định trong vận hành khách sạn, yếu tố con người đóng vai trò then chốt, quyết định đến sự thành công trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, có những chủ đầu tư làm công tác nhân sự “như trò đùa”.
Ông Hoàn cho biết có một số khách sạn mới mở thuê vị trí tổng quản lý khách sạn và trưởng bộ phận chỉ… vài tuần trước khi khai trương.
Có những chủ đầu tư tư duy về nhân sự đơn giản tới mức cho rằng nhân viên vật lý trị liệu như spa, mát-xa thì không cần đào tạo, chỉ cần tuyển dụng một vài cô gái có ngoại hình hấp dẫn để họ tự mát-xa cho khách; hay một người làm vườn cũng có thể chuyển sang bộ phận dọn phòng.
“Họ nói đừng lo lắng về kế toán, tôi có nhân viên ở công ty vận tải đã làm 10 năm và rất giỏi về con số. Họ nói tôi đã tìm được một trưởng phòng nhân sự tốt, đó là vợ của cán bộ quận, không ai dám kiện tụng gì đâu. Họ nói con trai tôi sẽ làm tổng giám đốc vì nó vừa du học về. Và họ tự tin rằng: hãy nhìn lại thị trường nội địa mà xem, có hàng trăm người muốn làm việc cho chúng ta với mức lương rất thấp…”, ông Hoàn dẫn chứng.
Dù vậy, về mặt cá nhân, ông Hoàn cũng cho rằng sẽ không còn gì tuyệt vời hơn nếu con cái của các chủ đầu tư, thế hệ kế cận được tiếp xúc và làm việc như một nhân viên bình thường trong môi trường chuyên nghiệp, được học hỏi kinh nghiệm từ những nhân sự có chuyên môn giỏi, đủ tâm và tầm để chia sẻ kiến thức.
Nhấn mạnh về câu chuyện nhân sự, ông Hoàn khẳng định khách sạn mới đi vào hoạt động mà không có bộ máy nhân sự chuyên nghiệp, hệ thống văn bản nội quy đầy đủ, lương thưởng, quyền lợi cho nhân viên rõ ràng thì không khác gì tự sát.
“Tôi đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng mà không có thoả thuận văn bản rõ ràng về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của nhân viên. Các cấp quản lý thì hứa miệng với ứng viên về quyền lợi…
“Và khi ban giám đốc bắt đầu áp dụng một vài chính sách về quyền lợi cho từng cấp bậc của nhân viên thì cơn ác mộng nhân sự thành hiện thực".
Ông Hoàn băn khoăn dường như trong tâm trí của chủ đầu tư, tiện nghi và phúc lợi cho người lao động là điều ít quan trọng nhất.
“Chủ khách sạn nói rằng ông không hề keo kiệt và đã sử dụng đồ nội thất, các tiện nghi, vật dụng loại xịn nhất… Ông yêu cầu nhân viên làm việc chăm chỉ và cam kết cống hiến để có một khách sạn tốt nhất mà quên rằng tất cả nhân viên đã làm việc 2 tháng mà không nghỉ một ngày!
“Các nhân viên lắng nghe và tự hỏi ông đang nói gì khi họ đang ngồi trên sàn bê tông bụi bẩn bên trong một khối bê tông có máy lạnh và không khí, ăn ca với thức ăn trong hộp xốp, dao dĩa bằng nhựa, không có đồng phục thích hợp và chỉ có một phòng nghỉ cho cả trăm nhân viên”.
“Kỳ lạ thay”, ông Hoàn bình phẩm!
Theo ông Hoàn, đây là các nút thắt cơ bản trong tư duy đầu tư và quản trị của giới chủ đầu tư khách sạn Việt Nam. “Không gỡ những nút thắt trên, lối mòn lãng phí vẫn khó vượt qua”, ông nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.