Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) theo hình thức PPP.
Đây là dự án do UBND tỉnh Cao Bằng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả là đơn vị đề xuất dự án.
Tuyến cao tốc có chiều dài khoảng 115km, với điểm đầu dự án tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng kết nối vào đoạn nối cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng với cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam tỉnh Lạng Sơn; điểm cuối tại nút giao đường vào khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh và Quốc lộ 34, thuộc khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh tỉnh Cao Bằng.
Trong giai đoạn 1, tỉnh Cao Bằng đề xuất đầu tư khoảng 93km (từ Km0+00 tại nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng đến Km93+00 nút giao với QL3 tại lý trình Km307+650 QL3, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa) với quy mô nền đường 17m, mặt đường rộng 14 m với 4 làn xe.
Giai đoạn 2 (hoàn thiện), dự án sẽ đầu tư tiếp khoảng 22km (từ Km93+00 nút giao với QL3 tại lý trình Km307+650 QL3 xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa đến Km115+00 tại cửa khẩu Trà Lĩnh) với quy mô bề rộng nền đường 17 m, mặt đường rộng 14 m với 4 làn xe. Tốc độ thiết kế tuyến cao tốc này là 80 km/h, đối với đoạn địa hình khó khăn cho phép thiết kế với vận tốc 60km/h.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 20.939 tỷ đồng, trong đó tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 12.546 tỷ đồng; tổng mức đầu tư giai đoạn 2 (hoàn thiện) là 8.393 tỷ đồng.
UBND tỉnh Cao Bằng đề xuất cơ cấu nguồn vốn thực hiện giai đoạn 1 dự án gồm vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư, trong đó vốn do nhà đầu tư huy động (vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng và vốn hợp pháp khác) 7.546 tỷ đồng. Nhà nước tham gia trong dự án bằng vốn góp và vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư: 5.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là 2.500 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 2.500 tỷ đồng.
Dự án được chia thành 3 dự án thành phần để thực hiện, gồm: dự án thành phần Văn Lãng - Thạch An: từ Km+00 đến Km58+00, dài 58km, tổng mức đầu tư khoảng 5.163 tỷ đồng; dự án thành phần Thạch An - Quảng Hoà: từ Km58+00 đến Km79+300, dài 21,3km, tổng mức đầu tư khoảng 2.724 tỷ đồng; dự án thành phần Quảng Hoà - TP. Cao Bằng: từ Km79+300 đến Km93+00, dài 13,7km tuyến chính và 15,5km tuyến nối với thành phố Cao Bằng tổng mức đầu tư khoảng 4.659 tỷ đồng.
Dự kiến, giai đoạn 1 dự án (từ khi ký hợp đồng dự án đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng) triển khai từ năm 2020 đến 2024. Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn khoảng 16 năm (từ năm 2024 đến năm 2040). Giai đoạn 2 sẽ thực hiện sau năm 2025.
Khi tuyến cao tốc hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh tế, chính trị với các tỉnh miền núi phía Đông Bắc, các khu kinh tế, khu du lịch quốc gia, khu công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh và giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia.
Dự án cũng sẽ tạo ra một tuyến cao tốc đối ngoại huyết mạch mới kết nối giao thương hàng hóa từ cảng Quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) đi Trùng Khánh - Urumqi - Khorgos (Trung Quốc) sang các nước châu Âu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng; thay đổi tình trạng Quốc lộ 4A là đường độc đạo nối giữa hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.