Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo tờ trình này, có 6 vướng mắc do chồng chéo giữa các quy định, 16 vướng mắc do những mâu thuẫn hoặc không tương thích giữa các quy định, 8 vướng mắc do quy định không rõ ràng, thiếu cụ thể, và 7 vướng mắc do quy định bất hợp lý.
Đáng chú ý là những quy định không thống nhất, thiếu cụ thể trong Luật Đầu tư, Luật Đất đai và Luật Đấu thầu trong lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu dự án có gắn liền với quyền sử dụng đất, quyết định chủ trương đầu tư có liên quan.
Chẳng hạn, Luật Đầu tư quy định UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án không thông qua đấu giá đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Luật Đất đai quy định rõ các trường hợp đấu giá, không đấu giá đất. Pháp luật đầu tư quy định các trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Tuy nhiên, Luật Đấu thầu chưa quy định rõ đấu thầu đối với loại đất nào, đã được hoặc chưa được giải phóng mặt bằng. Luật Đất đai chưa quy định rõ đã đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo pháp luật đấu thầu rồi có phải giải quyết quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai không. Điều này dẫn tới sự lúng túng của các địa phương trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Tổ tư vấn cho rằng, do sự không thống nhất giữa các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương đầu tư, đấu giá, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư nên có tình trạng không thực hiện đấu giá, đấu thầu dự án đầu tư có gắn liền với quyền sử dụng đất, thay vào đó là thực hiện thông qua cơ chế cấp chủ trương đầu tư.
Do đó, Tổ tư vấn đề xuất, Luật Đấu thầu cần quy định lại loại đất nào đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Luật Đất đai cần quy định rõ đã đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư rồi rồi có phải giải quyết quyền sử dụng đất theo pháp luật đất đai không. Tổ tư vấn kinh tế cho rằng, cần sửa đổi Luật Đấu thầu và Luật Đất đai đê xác định rõ các trường hợp này.
Bên cạnh đó, Tổ tư vấn cũng chỉ ra những chồng chéo liên quan đến thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại Luật Đầu tư; mâu thuẫn trong quy định về điều kiện vốn tối thiểu của chủ đầu tư trong đấu giá quyền sử dụng đất giữa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai; xung đột về phạm vi quyền chuyển nhượng dự án bất động sản giữa Luật Đầu tư và Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Đất đai; không rõ ràng và có sự khác biệt lớn về trình tự thủ tục đầu tư dự án quy mô trên 5.000 tỷ đồng giữa pháp luật về đầu tư và pháp luật về quản lý vốn nhà nước.
Nguyên nhân của các rào cản trên được Tổ tư vấn đưa ra là do thủ tục đầu tư, xây dựng đối với một dự án đầu tư được quy định phân tán tại nhiều văn bản luật, được thực hiện bởi nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau từ Trung ương đến địa phương.
Đồng thời, không có sự phối hợp, kết nối giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư. Do đó không thể có sự phối hợp hay nỗ lực chung của các bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính, tháo bỏ rào cản đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, đấu thầu, nhà ở, trong nhiều năm qua.
Cuối cùng là những vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực này liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan liên quan và các thủ tục hành chính do chính họ thực hiện. Mỗi cải cách, thay đổi đều làm cho một hay một số cơ quan có liên quan mất, hoặc giảm dần quyền lực, tác động bất lợi đến quyền và lợi ích của các cơ quan đó.
Thậm chí, những cơ quan, tổ chức bị mất quyền, mất lợi luôn chống lại những cải cách cần thiết, ngay cả những cơ quan không bị mất quyền lợi cũng không muốn cải cách, thay đổi.
Tổ tư vấn đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành rà soát các quy định nói trên và xem xét đề xuất chỉnh sửa trong tháng 6/2018.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.