Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Italy ngày 22/3 ghi nhận 5.560 ca nhiễm mới và 651 ca tử vong. Tới thời điểm hiện tại, Italy đã có tổng cộng 59.138 người mắc dịch Covid-19, trong đó 5.476 người tử vong, chiếm 38,3% tổng số ca tử vong do Covid-19 trên toàn thế giới.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte ngày 9/3 đã ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc và hy vọng rằng hiệu quả của lệnh phong tỏa là có thể nhận thấy được khoảng 2 tuần kể từ khi bắt đầu áp dụng bởi những người nhiễm virus SARS-CoV-2 có thời gian ủ bệnh trung bình 14 ngày.
Tuy nhiên, tính đến ngày 23/3, người dân Italy đã bước vào ngày thứ 14 của lệnh phong tỏa toàn quốc, và các kết quả lại đang không như mong muốn khi trung bình có tới hơn 3.000 ca mắc mới Covid-19 được ghi nhận mỗi ngày trong tuần vừa qua.
Hiện Italy đang xem xét siết chặt hơn các biện pháp phong tỏa, trong đó có cả việc triển khai quân đội trong bối cảnh, ước tính có tới 40% cư dân Lombardy đang không tuân thủ chặt chẽ các biện pháp mà chính phủ đề ra.
Theo Bộ Nội vụ Italy, hiện giới chức nước này đã tiến hành cáo buộc đối với hơn 40.000 người vi phạm lệnh phong tỏa và nếu cần thiết có thể dùng tới vũ lực.
Trong thời gian tới, Italy có thể sẽ cân nhắc tới các biện pháp cứng rắn hơn nữa như: mỗi hộ gia đình chỉ có 1 người được ra ngoài mua các nhu yếu phẩm, hoặc ban hành lệnh cấm các hoạt động thể chất ngoài trời.
Tây Ban Nha đang vật lộn với tình trạng dịch bệnh tồi tệ chỉ sau Italy. Bộ Y tế Tây Ban Nha hôm nay (23/3) cho biết, nước này đã ghi nhận thêm 394 trường hợp tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số người tử vong cho tới nay lên 1.756.
Tổng số người mắc Covid-19 tại Tây Ban Nha trong ngày 22/3 cũng tăng hơn 3.000 trường hợp lên 28.603. Có 2.575 người đã được chữa khỏi bệnh, trong khi 1.785 người hiện đang được điều trị trong các phòng chăm sóc tích cực.
Chính phủ Tây Ban Nha ngày 21/3 đã thông báo gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc thêm 15 ngày, vốn được thực thi từ ngày 14/3, trong đó có biện pháp cấm người dân rời khỏi nhà trừ các trường hợp bất khả kháng. Lực lượng an ninh và cảnh sát giám sát việc thực thi.
Tây Ban Nha hiện là ổ dịch lớn thứ 2 tại châu Âu, sau Italy. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm 21/3 nói chính phủ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để chống dịch và cảnh báo rằng điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra.
Thủ tướng Boris Johnson ngày 22/3 cảnh báo Anh hoàn toàn có thể lâm vào tình trạng khủng hoảng tương tự như Italy nếu người dân không tuân thủ một cách có trách nhiệm những khuyến cáo của Chính phủ về giữ khoảng cách xã hội an toàn.
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh tính đến tối 22/3, trên toàn Vương quốc Anh đã có 281 ca tử vong liên quan đến Covid-19, trong tổng số 5.683 ca dương tính.
Tối 22/3, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã chính thức khuyến cáo 1,5 triệu dân thuộc nhóm dễ tổn thương vì dịch Covid-19 phải tự cách ly trong vòng 3 tháng tới, và hạn chế tối đa các hoạt động đi lại, giải trí và mua sắm. Nhóm này bao gồm các bệnh nhân đang điều trị ung thư, những người có các bệnh mãn tính về hô hấp và bệnh nhân ghép tạng.
Chính phủ Anh đang thiết lập các trung tâm hỗ trợ trải đều trên toàn vương quốc với sự tham gia của nhân viên xã hội địa phương, nhà thuốc, siêu thị và quân đội để bảo đảm cung cấp thực phẩm, nhu yếu phẩm và thuốc men cho nhóm bệnh nhân dễ tổn thương này.
Đây được xem là biện pháp cần thiết vì tất cả hơn 100 ca tử vong liên quan đến Covid-19 tại Anh trong dịp cuối tuần qua đều thuộc nhóm dễ tổn thương và có bệnh nền.
Trong khi ngày càng nhiều nước phong tỏa, hạn chế đi lại để chống đại dịch Covid-19, ông Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cảnh báo việc chỉ áp dụng biện pháp phong tỏa là không đủ.
Theo ông Ryan, nếu không có các biện pháp y tế cộng đồng mạnh mẽ để dập dịch, dịch có nguy cơ bùng phát trở lại khi gỡ bỏ phong tỏa.
Mỹ và nhiều nước châu Âu, Á đang áp dụng biện pháp phong tỏa tương tự như Trung Quốc từng làm để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Người dân được yêu cầu làm việc ở nhà trong khi trường học, nhà hàng, quán rượu... phải đóng cửa.
Tuy nhiên, ông Ryan cho biết các nước Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc áp dụng việc phong tỏa cùng với các biện pháp mạnh như xét nghiệm mọi ca nghi nhiễm. Đây là hình mẫu cho các nước châu Âu, hiện đang là điểm nóng của dịch Covid-19.
"Một khi trấn áp được việc lây lan, chúng ta phải truy theo virus và chống lại nó", ông Ryan nhấn mạnh.
Xem thêm >> Thế giới tuần qua: Châu Âu điêu đứng vì dịch Covid-19, Nga thông qua đề xuất sửa đổi hiến pháp
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.