'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Bộ GTVT, đến thời điểm hiện nay, cả 3 dự án thành phần đã hoàn thiện thủ tục, đủ điều kiện để khởi công theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Bộ GTVT nhận định việc 3 dự án thành phần là Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác (dự kiến cuối năm 2022) cùng với các dự án thành phần khác từng bước hình thành nên tuyến cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông hiện đại, có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải; kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị đặc biệt là 3 vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu.
Được biết, kể từ khi phát hành hồ sơ mời thầu ngày 6/8/2020 cho đến ngày 4/9/2020, dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 (gồm 5 gói thầu xây lắp) có 60 đơn vị mua hồ sơ mời thầu với tổng số 140 bộ hồ sơ mời thầu; dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết (4 gói thầu xây lắp) có 61 nhà thầu mua 140 bộ hồ sơ mời thầu; dự án Phan Thiết - Dầu Giây (4 gói thầu xây lắp) có 32 đơn vị mua hồ sơ mời thầu với tổng số 74 bộ hồ sơ mời thầu.
Trước đó, tại phiên họp thứ 45, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020.
Sau quá trình thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí chỉ chuyển đổi tối đa 3 dự án thành phần của dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía đông, gồm 2 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây) và 1 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết); 5 dự án thành phần còn lại tiếp tục đầu tư theo hình thức PPP.
Đánh giá về quyết định này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết) thì đương nhiên nhà nước phải làm, còn đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 sẽ khai thông đường vào Hà Nội, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây là cửa ngõ TP. HCM, nên chuyển đổi 2 dự án này sẽ tác động tích cực đến 2 thành phố lớn nhất nước.
Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 đi qua địa phận 2 tỉnh là Ninh Bình, Thanh Hóa với chiều dài toàn tuyến khoảng 63,37km.
Điểm đầu dự án nằm tại nút giao với đường tỉnh 477 (trùng với điểm cuối dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cao Bồ - Mai Sơn), thuộc địa phận huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Điểm cuối dự án tại nút giao với đường Nghi Sơn - Thọ Xuân (trùng với điểm đầu dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn), thuộc địa phận huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Phân kỳ giai đoạn 1 của dự án sẽ xây dựng 4 làn xe hạn chế; vận tốc thiết kế 80km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh của dự án sẽ được xây dựng theo quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/h.
Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 12.111tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị 7.684 tỷ đồng. Dự án do Ban Quản lý dự án Thăng Long tổ chức thực hiện và quản lý.
Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết đi qua địa phận tỉnh Bình Thuận có chiều dài 100,8km.
Điểm đầu của dự án nằm ở phía trước nút giao Vĩnh Hảo, thuộc địa phận xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận (trùng với điểm cuối dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo).
Điểm cuối dự án giao với đường QL1 đi Mỹ Thạnh tại Km2+500, thuộc xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận (trùng với điểm đầu dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết – Dầu Giây).
Giai đoạn trước mắt, dự án được đầu tư phân kỳ với quy mô 4 làn xe; vận tốc thiết kế 80km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án sẽ đầu tư xây dựng 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/h.
Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 10.853,800 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị 7.210 tỷ đồng. Dự án do Ban Quản lý dự án 7 tổ chức thực hiện và quản lý.
Dự án thành phần cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua địa phận 2 tỉnh là Bình Thuận và Đồng Nai, với chiều dài khoảng 99km (đoạn qua Bình Thuận dài 47,5km; đoạn qua Đồng Nai dài 51,5km).
Điểm đầu dự án nằm trên đoạn tuyến nối từ QL1A đi Mỹ Thạnh (cách quốc lộ 1A khoảng 2,6km) - tỉnh Bình Thuận (điểm cuối dự án thành phần đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết).
Điểm cuối dự án kết nối với tuyến đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây tại khoảng Km43+125.
Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120km/h. Giai đoạn phân kỳ quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh bề rộng. Trong giai đoạn hoàn chỉnh, dự án sẽ có quy mô 6 làn xe.
Tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án là 12.577,487 tỷ đồng, trong đó, chi phí xây dựng là 7.201 tỷ đồng. Dự án do Ban Quản lý dự án Thăng Long tổ chức thực hiện và quản lý.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.