Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo ông Huỳnh Thái Ngọc - Sở TNMT TP.HCM, Chính phủ đã có Nghị quyết số 80 phê duyệt kế hoạch sử dụng đất TP. HCM. Đến 2020, một số chỉ tiêu sử dụng đất của TP. HCM sẽ có những bước phát triển nhảy vọt với việc chuyển hơn 26.000 ha đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp, trong đó, nổi bật là đất khu công nghiệp khoảng 3.500 ha sẽ tăng lên 6.000 ha.
Quỹ đất ở sẽ tăng đến 7.321 ha. Đây là con số tăng đột biến nếu so với con số 3.000ha giai đoạn 2010 – 2015. Đất ở đô thị sẽ chiếm tỷ lệ lớn khoảng 4.500 ha và còn lại là đất ở nông thôn. TP. HCM mạnh dạn cho chuyển đổi sử dụng đất sẽ đạt được nhiều mục tiêu như an sinh xã hội ở các quận ven ngoại thành, tránh tình trạng xây dựng trái phép xảy ra trong thời gian trước.
Về câu hỏi lộ trình chuyển đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp, TP. HCM có những ưu tiên gì cho các doanh nghiệp bất động sản muốn đầu tư vào đất vùng ven hay không? Ông Ngọc cho biết quy hoạch sử dụng đất chi tiết năm 2018 sẽ có hơn 8.200 ha chuyển sang đất ở tại các quận vùng ven.
Chính sách cũng đã cởi mở hơn khi việc chuyển đổi đất trồng lúa trên 10ha trước đây phải trình Thủ tướng phê duyệt, nhưng hiện nay cho phép thành phố tự quyết đối với việc cho phép chuyển mục đích sử dụng từ 10ha trở lên.
Về việc cải thiện thủ tục đất đai cho người dân, thành phố đã ban hành Quyết định 52 trong lĩnh vực thủ tục hành chính liên quan của Sở Tài nguyên môi trường, trong đó, thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà gắn liền với đất chỉ còn 15 ngày thay vì 57 ngày trước đó, góp phần nhanh đưa sản phẩm vào thị trường bất động sản hay tạo thuận lợi hơn cho việc chuyển nhượng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.