Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo văn bản số 96/2022/CV-HoREA ngày 7/11/2022 của Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) gửi Thủ tướng Chính phủ, thị trường bất động sản Việt Nam hiện đứng trước khả năng rơi vào suy thoái nếu nhà nước không sớm ban hành các giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.
Trong đó, các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản có lợi nhuận sụt giảm mạnh, thậm chí bị lỗ, một số cổ phiếu bất động sản “nằm sàn”, đặc biệt là “rủi ro” giảm sâu thanh khoản, có thể bị mất “thanh khoản”, thể hiện qua việc một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang phải thực hiện các biện pháp “đau đớn” để “tồn tại trước đã”.
Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho biết, thời gian qua, “bão tố” liên tục dồn tới bất động sản khiến thị trường bị “gãy”, một số doanh nghiệp lớn sẵn sàng chiết khấu sản phẩm từ 30%, thậm chí lên tới 50% để xoay xở. Do đó, trong năm nay các doanh nghiệp cần tồn tại hơn là mục đích kiếm tiền.
Chia sẻ với báo giới, ông Bùi Xuân Huy, Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Novaland, cho biết: “Thị trường hiện nay diễn biến theo hướng không thuận lợi cho nhiều ngành, đặc biệt là ngành bất động sản với khó khăn hàng đầu là siết tín dụng đối với người mua nhà và rất khó để các nhà phát triển bất động sản tiếp cận các nguồn vốn”.
Ông Huy cũng cho biết hiện doanh nghiệp đang phải thực hiện giải pháp “đau đớn” là tái cơ cấu nhân sự.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên một số doanh nghiệp bất động sản “đói vốn” phải vay ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy rủi ro.
Thống kê đến 30/9, số liệu của 15 doanh nghiệp đầu ngành bất động sản cho thấy, tổng lượng tồn kho là gần 261.000 tỷ đồng, tương đương 10,4 tỷ USD, tăng gần 7,4% so với quý trước và tăng hơn 28% so với cùng kỳ.
So sánh tình thế của nền kinh tế và thị trường bất động sản năm 2022, dự báo năm 2023 - 2025 với tình thế của các năm 2007 - 2008, 2011 - 2013, HoREA đề xuất các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA)
Thứ nhất, về vấn đề pháp lý, đến năm 2023 phải hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai 2013 và một số luật liên quan, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất. Tuy nhiên, trong lúc này, cần những giải pháp cấp bách hơn, như: Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét lựa chọn để thí điểm tập trung tháo gỡ cho khoảng 10 tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản lớn có nhiều dự án bị vướng mắc pháp lý phải dừng thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, dừng thực hiện thi công, dừng các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho khách hàng, qua đó tạo niềm tin và cú hích cho thị trường; cần sớm có kết luận dứt điểm các dự án sử dụng quỹ đất có nguồn gốc đất công, đất do cổ phần hóa hoặc do di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm đã bị dừng triển khai từ năm 2017 đến nay, hoặc do thực hiện công tác rà soát pháp lý.
Với phân khúc nhà ở xã hội, HoREA đề nghị các tỉnh thực hiện nhanh, thông thoáng thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quỹ đất, không yêu cầu phải phù hợp 100% quy hoạch 1/2000. Còn các dự án nhà ở thương mại đã được phê duyệt quy hoạch 1/500 quy định nghĩa vụ dành 20% quỹ đất ở để xây dựng nhà ở xã hội trước ngày 1/4/2021 nên được tiếp tục thực hiện mà không cần phê duyệt lại.
Thứ hai, về vấn đề nguồn vốn, Chính phủ tháo gỡ các khó khăn về nguồn vốn cho doanh nghiệp về cả tín dụng lẫn trái phiếu, tạo điều kiện cho những chủ đầu tư lớn, những dự án đã được thẩm định, được duyệt thì cần có sự cởi mở hơn trong việc tiếp cận tín dụng hỗ trợ thị trường bất động sản không rơi vào suy thoái.
Thứ ba, Bộ Tài nguyên Môi trường trình Chính phủ cho phép cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là căn hộ du lịch, biệt thự du lịch và công trình khác (công trình phục vụ mục đích lưu trú, du lịch, gọi chung là condotel) trên đất thương mại, dịch vụ mà trước đây đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ gắn với “quyền sử dụng đất ở không hình thành đơn vị ở ổn định lâu dài” trái pháp luật đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận.
Với những giải pháp trên, HoREA kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, suy thoái, tìm được điểm cân bằng,hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhà nước.
Theo ghi nhận của Vietnam Finance, ngày 17/11, đón nhận tín hiệu tích cực, nhà đầu tư bắt đầu hồi phục niềm tin với thị trường bất động sản khi thị trường chứng khoán "bật tăng" các mã cổ phiếu bất động sản: VIC, VRE đồng loạt tăng kịch trần trong khi VHM cũng tăng sát trần 6,79%. Nhiều cổ phiếu bất động sản khác có mức tăng 5% – 6% như BCM, KDH, VPI, DIG, HDG, DXS… |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.