Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh dự án xây dựng một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam, giai đoạn 2017-2020 và dự thảo tờ trình Quốc hội về việc điều chỉnh dự án trên.
Bộ GTVT cho biết đã tiến hành sơ tuyển đối với tám dự án thành phần (đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP) thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam. Kết quả, 7/8 dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên vượt qua vòng sơ tuyển. Riêng dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết không có nhà đầu tư nào.
Các doanh nghiệp tham gia sơ tuyển chủ yếu là các nhà thầu có năng lực thi công tốt nhưng không có thế mạnh huy động vốn tín dụng, trong khi tỉ lệ vốn tín dụng trong tổng mức đầu tư dự án rất lớn. “Quá trình sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính không quan tâm, tham gia sơ tuyển dự án…” - Bộ GTVT cho hay.
Theo quy định, sau khi trúng thầu, nếu sáu tháng nhà đầu tư không ký được hợp đồng tín dụng đủ phần vốn vay để triển khai thì sẽ bị hủy hợp đồng.
Cũng theo Bộ GTVT, hiện các nhà đầu tư cao tốc Bắc - Nam hầu hết gặp khó khăn về huy động vốn tín dụng. Nguyên nhân, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các dự án BOT, BT giao thông có quy mô và tổng mức đầu tư lớn, thời gian vay vốn kéo dài trong khi nguồn vốn của tổ chức tín dụng chủ yếu ngắn hạn, dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn vốn…
Ngoài ra, dịch Covid-19 khiến hệ thống ngân hàng dành một lượng lớn vốn tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, tiêu dùng thiết yếu... nên hạn mức tín dụng cho vay trung và dài hạn sẽ bị ảnh hưởng.
Cạnh đó, do dịch nên doanh nghiệp gặp khó khăn, dẫn tới nguy cơ rủi ro đối với hệ thống ngân hàng, như nợ xấu có thể gia tăng, tỉ lệ trích lập quỹ dự phòng rủi ro có thể được điều chỉnh tăng. Nên khả năng cung cấp tín dụng dài hạn cho dự án không khả thi.
“Ngay cả dự án có nhu cầu vận tải lớn, khả thi về tài chính như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cũng rất khó khăn trong việc huy động vốn tín dụng. Một số dự án đã ký kết hợp đồng triển khai, như cao tốc đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng (ký kết hợp đồng năm 2017), cao tốc đoạn Vân Đồn - Móng Cái (ký kết hợp đồng tháng 9/2018)… nhưng đến nay vẫn chưa thể huy động được vốn tín dụng…” - Bộ GTVT dẫn chứng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra giải phóng mặt bằng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Ảnh: V.LONG
Trình bày: HOÀNG QUYÊN
Bộ GTVT cho rằng nếu tiếp tục đầu tư tám dự án thành phần theo hình thức PPP sẽ không đáp ứng tiến độ.
Cụ thể, theo kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, nếu đấu thầu thành công, sớm nhất có thể lựa chọn được nhà đầu tư trong tháng 11/2020, đàm phán và ký kết hợp đồng trong tháng 12/2020. Nhà đầu tư có thời gian tối đa sáu tháng để huy động vốn tín dụng. Trường hợp thuận lợi, đến giữa năm 2021 mới có thể huy động được tín dụng và bắt đầu triển khai thi công và giải ngân vốn đầu tư công đã bố trí (55.000 tỷ đồng).
Nếu Quốc hội thông qua chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư, có thể khởi công và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ tháng 8/2020. “Theo tính toán sơ bộ, việc triển khai đồng loạt toàn bộ tám dự án trong năm 2020 có thể giải ngân thêm khoảng 11.500 tỷ đồng…” - Bộ GTVT cho hay.
Trong giai đoạn trước mắt, việc chuyển đổi hình thức đầu tư sang đầu tư công sẽ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, giải quyết về công việc và nguồn thu nhập đối với người lao động. Đặc biệt, các doanh nghiệp trong nước sẽ trực tiếp thi công xây dựng dự án..., góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
“Sau khi hoàn thành, dự án sẽ được nhượng quyền thu phí hoặc tổ chức thu phí để thu hồi vốn, nên tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong các giai đoạn tiếp theo…” - Bộ GTVT nhận định.
Liên quan đến dự án này, Hội đồng Thẩm định Nhà nước vừa tiến hành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh dự án. Trong đó, đồng ý trình Quốc hội chuyển đổi tám dự án sang đầu tư công. Theo Hội đồng Thẩm định Nhà nước, giai đoạn 2016-2020, Quốc hội bố trí khoảng 80.000 tỷ đồng cho các dự án quan trọng quốc gia. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm vừa qua, việc bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước cho phần vốn còn thiếu (44.493 tỷ đồng) của dự án là hoàn toàn khả thi.
Kiến nghị bổ sung 44.493 tỷ đồng Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ, Quốc hội chuyển đổi hình thức đầu tư từ đầu tư theo phương thức PPP sang đầu tư công đối với tám dự án thành phần thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam, giai đoạn 2017-2020. Theo tính toán của Bộ GTVT, nếu chuyển sang đầu tư công, sơ bộ tổng mức đầu tư của tám dự án này khoảng 99.493 tỷ đồng (giảm tổng mức đầu tư khoảng 3.020 tỷ đồng do không phát sinh chi phí lãi vay trong giai đoạn xây dựng như đầu tư PPP). Nguồn vốn đầu tư gồm 55.000 tỷ đồng đã được QH thông qua tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020. Đối với phần còn thiếu khoảng 44.493 tỷ đồng, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ báo cáo QH cho phép bổ sung trong kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.