'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sau hơn 2 tháng chào bán và nhận hồ sơ sơ tuyển, toàn bộ 8 dự án PPP của tuyến cao tốc Bắc - Nam đã hoàn thành việc mở thầu. Các dự án đã nhận được 60 bộ hồ sơ với tư cách độc lập và liên danh.
Theo thống kê, có 16 nhà đầu tư Trung Quốc đến sơ tuyển tại cao tốc Bắc - Nam. Trong đó có nhiều công ty thuộc các tập đoàn đường sắt như Tập đoàn Cục 16 đường sắt Trung Quốc, Tập đoàn Cục 21 đường sắt Trung Quốc, China Railway Construction Investment Group Co, China Railway Construction Corp...
Hàn Quốc xếp sau với 5 nhà đầu tư, trong đó có các tên tuổi quen thuộc như Daewoo, Lotte... Chỉ có hai doanh nghiệp đến từ Pháp. Singapore và Philippines, mỗi quốc gia có một đại diện tham dự.
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chiếm số lượng đông nhất với 29 đơn vị. Tuy nhiên, không nhiều hồ sơ độc lập. Đa số doanh nghiệp chọn cách liên danh với nhau hoặc với nhà đầu tư Trung Quốc.
Việc các doanh nghiệp trong nước buộc phải liên danh với nước ngoài là điều đã được dự đoán trước. Các nhà đầu tư nội không thiếu kinh nghiệm thi công, nhưng đều gặp khó khăn về vốn do các ngân hàng thương mại trong nước không còn muốn mạo hiểm với những khoản vay trung, dài hạn.
Một "ông lớn" của Việt Nam là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đang dự sơ tuyển ở 3 dự án gồm đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Ở cả ba dự án, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đều đứng đầu liên danh.
Theo thống kê, dự án Nha Trang - Cam Lâm được nhiều doanh nghiệp Việt nộp hồ sơ nhất do có suất đầu tư thấp (tổng mức đầu tư 7.615 tỷ đồng, nhưng Nhà nước đã góp 5.058 tỷ đồng, vốn BOT chỉ cần thêm 2.557 tỷ đồng).
Theo nghị quyết 52 của Quốc hội, từ nay đến 2021 Việt Nam sẽ xây 654 km cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Cả 8 hồ sơ nộp vào dự án này đều có sự tham gia của nhà đầu tư Việt. Trong đó, 4 hồ sơ hoàn toàn của các doanh nghiệp trong nước đứng tên (gồm Vinaconex 4, Liên danh IDICO - Cường Thuận, Liên danh Xây dựng Trung Nam - Sơn Hải - Lắp máy Trung Nam, Liên danh Cienco 4 - 194 - Thuận An).
Dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn là gói thầu duy nhất không có nhà thầu Việt nộp hồ sơ dù trước đó đã có doanh nghiệp Việt gửi thư bày tỏ quan tâm.
Trao đổi với báo chí trước thời điểm mở bán hồ sơ, ông Cao Việt Hùng, Trưởng phòng Kinh tế tổng hợp (PMU2, Bộ Giao thông vận tải), cho biết dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn sẽ được nhiều doanh nghiệp trong nước quan tâm vì đoạn tuyến ngắn, nền địa chất ổn định và mức đầu tư thấp.
Thế nhưng trái với dự đoán, đây là dự án duy nhất không có nhà đầu tư Việt Nam nào nộp hồ sơ. Trong số 5 nhà đầu tư góp mặt, 3 đơn vị đến từ Trung Quốc, 1 đến từ Hàn Quốc và 1 liên danh của Pháp.
Theo Bộ Bộ Giao thông vận tải, hồ sơ dự sơ tuyển sẽ được chấm điểm theo thang điểm có sẵn. Phần đánh giá năng lực tài chính tối đa 60 điểm, trong đó giá trị tài sản ròng 30 điểm, vốn chủ sở hữu 20 điểm, khả năng thu xếp vốn vay 10 điểm. Năng lực kỹ thuật chấm tối đa 40 điểm.
Sau khâu chấm điểm, 5 nhà đầu tư có điểm cao nhất sẽ bước vào vòng đấu thầu. Đơn vị tư vấn sẽ xây dựng hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng để sàng lọc các nhà đầu tư đủ tiêu chuẩn.
Theo nghị quyết 52 của Quốc hội, từ nay đến 2021 cả nước sẽ xây dựng 654 km cao tốc Bắc - Nam phía đông (tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng) chia thành 11 dự án, trong đó có 3 dự án đầu tư công và 8 dự án BOT. Ba đoạn tuyến đầu tư công gồm: Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2. 8 đoạn tuyến đầu tư theo hình thức PPP gồm: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.