‘Dòng tiền luân chuyển nhanh chóng, nhà đầu tư không kịp trở tay’

Hải Đường - 19/06/2024 07:45 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC), trong giai đoạn gần đây, dòng tiền luân chuyển nhanh hơn giữa các nhóm ngành, một phần do các kênh đầu tư khác như ngoại tệ (USD), vàng đều có mức tăng khá tốt, làm tăng sức cạnh tranh giữa các kênh đầu tư.

Dòng tiền luân chuyển nhanh hơn giữa các nhóm ngành

Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán đã có đợt phục hồi kéo dài giúp VN-Index đã có lúc vượt hơn 1.300 điểm. Dù thị trường chứng khoán đã phục hồi nhưng sự luân chuyển dòng tiền diễn ra nhanh chóng giữa các nhóm ngành, khiến nhiều nhà đầu tư không “kịp trở tay” và khó thu được lợi nhuận như kỳ vọng.

Lý giải về thực trạng này, tại Talkshow Phố Tài chính, ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích BSC cho biết nguyên nhân một phần đến từ việc các kênh đầu tư khác bên cạnh chứng khoán như ngoại tệ (USD), vàng đều có mức tăng khá tốt, làm tăng mức cạnh tranh giữa các kênh đầu tư.

“Nhà đầu tư lúc này có khá nhiều lựa chọn, do đó sẽ không kiên nhẫn như giai đoạn trước. Trong bối cảnh này, thông thường nhà đầu tư sẽ di chuyển nhanh giữa các lựa chọn đầu tư khác nhau”, ông Trần Thăng Long cho biết.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia vào thị trường chứng khoán nên cân nhắc kỹ việc “lướt sóng” có thể gây rủi ro, thậm chí thua lỗ trong ngắn hạn.

Ông Trần Thăng Long và ông Trần Anh Tuấn tại Talkshow Phố Tài chính

Đồng quan điểm với ông Trần Thăng Long, ông Trần Anh Tuấn, CFA, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI) cho rằng, câu chuyện đầu tư năm 2024 không chỉ nhìn vào vĩ mô mà cần nhìn vào các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản,…

Theo ông Tuấn, kênh chứng khoán dù vẫn thu hút dòng tiền nhưng chưa nhiều như thời điểm 2 năm trước đây, do đó các nhà đầu tư phải “ra – vào” liên tục để tối ưu hoá lợi nhuận.

Trong bối cảnh dòng tiền luân chuyển nhanh giữa các nhóm ngành, đại diện PSI cho rằng nhóm ngành ngân hàng bắt buộc phải tham gia để VN-Index vượt qua các mốc như 1.200 điểm và 1.300 điểm.

“Tính từ đầu năm đến hết tháng 5 vừa qua, VN-Index đã tăng gần 132 điểm, trong đó tính riêng nhóm ngân hàng dù chỉ ghi nhận tăng 12% nhưng đã đóng góp mức tăng hơn 51 điểm cho chỉ số, theo sau là 3 nhóm hoá chất, công nghệ thông tin và bán lẻ, đóng góp mức tăng dao động từ 10-19 điểm cho chỉ số thị trường”, ông Trần Anh Tuấn cho biết.

Tuy nhiên, trong từng nhóm ngành, ông Tuấn cho biết vẫn có sự phân hoá mạnh mẽ. Nếu như nhóm ngân hàng nhìn chung đều tăng tốt, thì chỉ có 1 vài cổ phiếu thực sự tăng mạnh và đóng góp cho VN-Index là TCB, VCB,… Trong khi đó, một số ngân hàng lại ghi nhận mức tăng trưởng âm sau 5 tháng đầu năm, gây áp lực lên tâm lí thị trường.

Nhóm ngành dẫn dắt thị trường trong nửa cuối năm

Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường chứng khoán được đánh giá tương đối ổn định với xu hướng dòng tiền vào. Ông Trần Anh Tuấn cho rằng sau những biến động trong quá khứ, nhu cầu đầu tư chứng khoán sẽ tăng dần, đi cùng với sự phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng đó, thị trường không thể thiếu những pha điều chỉnh.

Về xu hướng bán ròng của khối ngoại, ông Tuấn cho rằng dòng tiền nội vẫn rất tốt, thị trường vẫn có thể cầm cự trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với giá trị kỷ lục hơn 15.600 tỷ đồng trong tháng 5 vừa qua. Đại diện PSI đánh giá dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong nước đang đóng vai trò quan trọng trong xu hướng của thị trường.

Nhìn về 6 tháng cuối năm, ông Trần Anh Tuấn kỳ vọng vào những nhóm ngành như ngân hàng, bất động sản. Theo đó, đây là 2 trụ cột giúp VN-Index tiếp tục có những đợt tăng trưởng, dù vẫn có những cổ phiếu sẽ phân hoá. Ngoài ra là một số nhóm ngành như dầu khí, hoá chất hoặc hàng tiêu dùng, công nghệ cũng dự kiến có mức tăng trưởng tốt.

Bên cạnh những nhóm ngành mà ông Tuấn chia sẻ, ông Trần Thăng Long bổ sung một. nhóm ngành có tín hiệu khả quan như nhóm liên quan đến xuất nhập khẩu. Tính đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng 16%, là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong chuỗi giá trị xuất nhập khẩu, đơn cử như logistic, cảng biển, kho bãi, hàng không, khu công nghiệp, dệt may, da giày, thuỷ sản,…

Ngoài ra, việc công nghệ ngày càng phổ biến cũng cho thấy tiềm năng của những doanh nghiệp công nghệ. Theo ông Long, tất cả doanh nghiệp hiện nay đều quan tâm đến công nghệ chuyển đổi số, Cloud, AI,… Theo đó, đây không chỉ là xu hướng của riêng Việt Nam mà là xu hướng chung của thế giới.

Cổ phiếu ngân hàng nhập cuộc, xua tan nghi ngại về đà tăng của TTCK

Cổ phiếu ngân hàng nhập cuộc, xua tan nghi ngại về đà tăng của TTCK

Tài chính
(VNF) - Khi dòng tiền đã lan tỏa gần như tất cả các ngành, chỉ số VN-Index đã phục hồi gần trăm điểm từ đáy, có thể thấy rằng đà tăng của thị trường chứng khoán hiện nay không chỉ là hồi phục đơn thuần mà có yếu tố quan trọng dẫn dắt.
'TTCK Việt Nam như cá lớn trong ao nhỏ, nên ở một đẳng cấp khác'

'TTCK Việt Nam như cá lớn trong ao nhỏ, nên ở một đẳng cấp khác'

Tài chính
(VNF) - Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút khoảng 25 tỷ USD vốn đầu tư mới từ các nhà đầu tư quốc tế sau khi được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Thông tin này được ông Andrea Coppola, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo khoa học "Giải pháp nâng hạng TTCK Việt Nam".
Nâng hạng TTCK: Cú hích mới nâng tầm hội nhập, thu hút vốn ngoại

Nâng hạng TTCK: Cú hích mới nâng tầm hội nhập, thu hút vốn ngoại

Tài chính
(VNF) - Nâng hạng thị trường chứng khoán không chỉ giúp thu hút nguồn vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mô phỏng theo các bộ chỉ số của FTSE hay MSCI, mà nhìn rộng ra còn thể hiện mức độ hội nhập sâu rộng hơn của kinh tế, sự tiến bộ và uy tín được nâng cao của thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó giúp cải thiện năng lực thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư gián tiếp từ nước ngoài.
TTCK quý II: Tâm thế nào ứng phó với rủi ro?

TTCK quý II: Tâm thế nào ứng phó với rủi ro?

Tài chính
(VNF) - CEO của công ty fintech đầu tư tài chính nói với VietnamFinance rằng mặc dù thị trường chứng khoán đang phải đối mặt với rủi ro trong ngắn hạn nhưng nhìn xa hơn về “trận đánh lớn” phía trước, rủi ro vẫn ít hơn phần thưởng.
Cùng chuyên mục
Tin khác