Dự án BOT Trung Lương - Mỹ Thuận lâm vào đường cùng

Anh Minh - 10/12/2018 10:26 (GMT+7)

Vướng mắc về lãi suất và khoản hỗ trợ của nhà nước đã khiến dự án BOT đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận rơi vào thế bế tắc, dù được tái khởi động lại cách đây 3 năm.

VNF
Nếu Dự án BOT Trung Lương - Mỹ Thuận chậm tìm lối ra, chậm kết nối với tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, ách tắc giao thông của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn dài

Vỡ trận

Việc ký được hợp đồng tín dụng trị giá lên tới 6.850 tỷ đồng với các ngân hàng(gồm VietinBank - BIDV - VPBank - Agribank) hồi giữa tháng 6/2018 hóa ra vẫn chưa đủ để Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận và Bộ Giao thông vận tải tạo ra gia tốc đủ lớn để dự án BOT xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (dự án) thực sự chuyển động.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đầu tuần trước, Bộ Giao thông vận tải đã đưa những đánh giá hết sức u ám về khả năng dìu dự án BOT xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ  về đích vào năm 2020.

Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật, hiện dự án này vẫn chưa thể giải ngân phần vốn vay từ các ngân hàng, do chưa đáp ứng được đủ các điều kiện tiên quyết khác trước khi giải ngân theo hợp đồng tín dụng. Điều kiện tiên quyết mà lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải đề cập chính là vướng mắc liên quan đến trần lãi suất vốn vay ấn định trong hợp đồng BOT vốn đeo đuổi dự án khốn khổ này trong những năm qua.

Cụ thể, theo Quyết định 1700/QĐ-BGiao thông vận tải ngày 15/6/2017 về việc phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, trần lãi suất phần vốn vay được ấn định là 7,82%/năm, tương đương 1,3 lần lãi suất trái phiếu Chính phủ (được quy định tại Thông tư 55/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về quản lý tài chính tại các dự án PPP). Tuy nhiên, ngay tại thời điểm này, lãi suất cho vay trung, dài hạn theo công bố của Ngân hàng Nhà nước đã là 9,3-11%/năm, đã biến lãi suất trong Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trở nên lạc hậu.

Để tháo gỡ khó khăn cho các dự án BOT, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 75/2017/TT-BTC ngày 21/7/2017 sửa đổi Thông tư 55/2016/TT-BTC với nội dung chính là nâng mức trần tính toán lãi suất vay thành 1,5 lần lãi suất trái phiếu Chính phủ. Một năm sau, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư 88/2018/TT-BTC cho phép áp lãi suất vay theo mức trung bình lãi suất cho vay trung, dài hạn của 3 ngân hàng thương mại. 

Điều trớ trêu là cả 2 lần sửa đổi quy định về trần lãi suất vốn vay, Dự án BOT xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đều không đủ điều áp dụng theo quy định tại điều khoản chuyển tiếp.

Hiện nay, lãi suất vay vốn từ các ngân hàng đã lên tới khoảng 10-11%/năm. Tại hợp đồng tín dụng của Dự án ký ngày 15/6/2018 giữa doanh nghiệp dự án với các ngân hàng là 10,8%/năm (dựa trên cơ sở lãi suất vay = lãi suất tham chiếu + 4%/năm), trong khi 1,3 lần lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng thời điểm chỉ là 6,7%/năm. Như vậy, ở thời điểm hiện tại, có sự chênh lệch lớn giữa lãi suất thực tế đi vay và lãi suất tính toán theo quy định pháp luật (khoảng 3-4%/năm). 

“Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cho biết, rất khó để nhà đầu tư tiếp tục thực hiện dự án theo Hợp đồng BOT đã ký, do họ phải bù lãi suất quá lớn, khiến công trình không có khả năng thu hồi vốn, thậm chí làm nhà đầu thua lỗ rất lớn”, ông Nhật cho biết.

Được biết, trong cơ cấu tổng mức đầu tư Dự án, bên cạnh phần vốn chủ sở hữu trị giá 1.542 tỷ đồng, các nhà đầu tư phải huy động đủ 8.126 tỷ đồng từ vốn vay thương mại để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng và thi công công trình. Tuy nhiên, trong suốt 3 năm qua, việc ký hợp đồng và giải ngân khoản tín dụng cho dự án luôn nằm ngoài tầm với của nhà đầu tư, khiến công tác thi công trên công trường theo kiểu cầm chừng. 

“Tính từ tháng 10/2018 đến nay, chỉ có một số đơn vị thi công cầm chừng, khối lượng thực hiện không đáng kể. Lũy kế tính từ đầu dự án chỉ đạt 955 tỷ đồng, chậm 16,5% so với tiến độ tổng thể. Với tình hình này, mục tiêu điều chỉnh - hoàn thành công trình vào năm 2020 là không khả thi”, ông Dương Hồ Minh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cửu Long,  đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho hay.

Rủi ro bủa vây

Được biết, ngay cả khi chấp nhận buông tay do không huy động được vốn cho dự án với các lý do bất khả kháng như trên, thiệt hại đối nhà đầu tư là rất lớn.

Theo quy định của hợp đồng BOT, dự án áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư, nên lãi suất vay được điều chỉnh tăng/giảm tham chiếu lãi suất trái phiếu Chính phủ. Tại thời điểm ký hợp đồng BOT, đã có sự chênh lệch lãi suất vay (tuy có thấp hơn thời điểm hiện nay) và nhà đầu tư đã chấp thuận ký hợp đồng BOT, nên về nguyên tắc, nhà đầu tư phải tự chịu rủi ro khi lãi suất đi vay thực tế thấp hơn lãi suất tính toán theo quy định pháp luật. 

Do vậy, trường hợp nhà đầu tư từ chối thực hiện dự án hoặc không có giải pháp khắc phục vi phạm hợp đồng BOT, Bộ Giao thông vận tải có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; khi đó nhà đầu tư sẽ bị tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng (162 tỷ đồng) và chỉ được bồi hoàn tối đa 80% giá trị đã thực hiện.

“Nhà đầu tư dự án này thực sự rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Tiến hay thoái đều rơi vào cảnh phá sản tài chính”, một chuyên gia nhận định.

Điều đáng nói là, không chỉ nhà đầu tư mà cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền dự án cũng đang phải đối diện với vướng mắc ngoài tầm với. Cụ thể, trên cơ sở ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ về việc nhà nước hỗ trợ cho dự án bằng quyền thu phí đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt đầu tư dự án và ký hợp đồng BOT, trong đó quy định, ngoài việc thu phí trên chính tuyến nhà đầu tư được tiếp nhận quyền quản lý, khai thác và thu giá dịch vụ sử dụng đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương trong thời hạn 8 năm 2 tháng. 

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018), việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản”. Như vậy, theo luật này, chỉ khi đủ điều kiện thu giá dịch vụ sử dụng đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương, nhà nước mới tổ chức đấu giá quyền khai thác tài sản công là đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương với nguồn thu thu được sẽ ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công hoặc chính phủ quyết định chuyển tiếp để tiếp tục thực hiện việc giao cho nhà đầu tư quyền khai thác tài sản công theo chấp thuận trước đây.

Hiện, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ 2 phương án xử lý vướng mắc và phần vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án. 

Theo đó, phương án 1, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chấp thuận điều chỉnh quy định về lãi suất vay, tiếp tục thực hiện dự án theo hợp đồng BOT đã ký. Trường hợp nhà đầu tư từ chối thực hiện hoặc tiếp tục chậm triển khai dự án, Bộ Giao thông vận tải sẽ thực hiện ngay quyền chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn và xử phạt Nhà đầu tư theo quy định.

Đối với phương án 2, Chính phủ sẽ tháo gỡ vướng mắc để Nhà đầu tư tiếp tục thực hiện dự án và chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh các điều khoản về lãi suất vay trong Hợp đồng BOT với lãi suất vay bằng trung bình lãi suất 3 ngân hàng thương mại lớn và chỉ áp dụng đối với phần khối lượng chưa thực hiện.

Đối với phần hỗ trợ của nhà nước cho dự án, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Chính phủ bố trí vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án từ nguồn vốn ngân sách. Ngân sách Nhà nước sẽ được hoàn lại thông qua việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản công là đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương (không giao nhà đầu tư quyền thu phí đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương để tăng cường tính công khai, minh bạch) trên cơ sở áp dụng quy định tại Điều 85 Luật quản lý, sử dụng tài sản công. 

“Trường hợp khó khăn trong việc bố trí vốn ngân sách Nhà nước tham gia thực hiện dự án, Chính phủ quyết định chuyển tiếp để tiếp tục thực hiện việc giao nhà đầu tư quyền khai thác tài sản công là thu giá dịch vụ sử dụng đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương như đã chấp thuận trước đây của Thủ tướng Chính phủ”, Bộ Giao thông vận tải khuyến nghị.

Lộ trình 10 năm trắc trở
Tháng 5/2008), Công ty Cổ phần Phát triển đường cao tốc BIDV thành lập để triển khai dự án
Tháng 11/2009, khởi công dự án lần 1.
Tháng 2/2012, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận nguyên trạng dự án Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do BIDV từ chối triển khai tiếp.
Tháng 10/2014, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư dự án theo hình thức BOT, nhà nước hỗ trợ bằng quyền thu phí đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương, đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải căn cứ tính cấp bách của dự án để quyết định việc chỉ định nhà đầu tư. 
Tháng 2/2015, Bộ Giao thông vận tải và Công ty đã ký tắt hợp đồng dự án số 04/HĐ.BOT - với liên danh Công ty Tuấn Lộc (30%), Công ty Yên Khánh (30%), Công ty BMT (10%), Công ty Thắng Lợi (10%), Công ty Hoàng An (10%), Công ty cầu đường CII (10%).
Tháng 2/2015, dự án được tái khởi động với mục tiêu hoàn thành vào năm 2018.
Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

Sông Sài Gòn là trung tâm của quy hoạch TP.HCM thời kỳ mới

(VNF) - Với quy mô dân số dự kiến đến năm 2050 là 14,5 triệu người và đạt 16 triệu người vào năm 2060, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trở thành đô thị toàn cầu.

Lãi thấp, phí rẻ nhưng thẻ nội địa vẫn lép vế trên 'sân nhà'

Lãi thấp, phí rẻ nhưng thẻ nội địa vẫn lép vế trên 'sân nhà'

(VNF) - Có lãi thấp và phí rẻ hơn thẻ tín dụng quốc tế rất nhiều nhưng tỷ lệ phát hành thẻ tín dụng nội địa còn rất "khiêm tốn". Có 100 triệu dân nhưng lượng phát hành thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam mới đạt hơn 900 nghìn thẻ, chỉ bằng 8% thẻ tín dụng quốc tế.

Tổng thống Nga Putin: Chúng ta phải đi trước kẻ thù một bước

Tổng thống Nga Putin: Chúng ta phải đi trước kẻ thù một bước

(VNF) - Trao đổi với các tập đoàn quốc phòng hàng đầu của đất nước, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga "phải luôn đi trước một bước" so với đối thủ và nên duy trì lợi thế công nghệ để "đảm bảo" chiến thắng.

Giá vàng liên tục 'nhảy múa': Dự báo mức 150 triêu/lượng không còn xa

Giá vàng liên tục 'nhảy múa': Dự báo mức 150 triêu/lượng không còn xa

(VNF) - Quỹ Incrementum AG (Đức) dự báo, giá vàng sẽ sớm chạm mức 4.800 USD/ounce (tương đương 150 triệu đồng/lượng).

Chứng khoán lao dốc: Thận trọng nhưng đừng bi quan

Chứng khoán lao dốc: Thận trọng nhưng đừng bi quan

(VNF) - Mức giảm 1,49%/phiên đem lại cảm giác sợ hãi cho không ít nhà đầu tư bởi trên thực tế, rất nhiều cổ phiếu giảm sâu 2-5% trong phiên cuối tuần qua, một số thì lo ngại VN-Index bắt đầu tạo mô hình 2 đỉnh.

EU quyết tịch thu tài sản của Nga cho Ukraine, lại vướng rào cản Hungary

EU quyết tịch thu tài sản của Nga cho Ukraine, lại vướng rào cản Hungary

(VNF) - Hãng tin Financial Times ngày 25/5 dẫn các nguồn thạo tin cho biết Hungary đã ngăn chặn luật cho phép Liên minh châu Âu (EU) chuyển lợi nhuận kiếm được từ các tài sản bị phong tỏa của Nga cho Ukraine.

'Quán quân' kiếm tiền ở Trung Quốc: Mỗi ngày mở thêm 120 hiệu thuốc, bán cả vé số

'Quán quân' kiếm tiền ở Trung Quốc: Mỗi ngày mở thêm 120 hiệu thuốc, bán cả vé số

(VNF) - Khi nói về ngành kinh doanh tiêu dùng "ăn nên làm ra" nhất tại Trung Quốc, nhiều người nghĩ tới các hàng trà sữa hoặc quán cà phê do mức độ phổ biến của mặt hàng này. Tuy nhiên, "quán quân" kiếm tiền tại thị trường tỷ dân lại là những hiệu thuốc.

Chiêm ngưỡng du thuyền sang trọng khổng lồ trên vịnh Hạ Long

Chiêm ngưỡng du thuyền sang trọng khổng lồ trên vịnh Hạ Long

(VNF) - Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) có nhiều siêu du thuyền như những khách sạn nổi, nâng tầm chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Khu đất vàng và bóng dáng Quốc Cường Gia Lai trong vụ ông Lê Quang Thung bị bắt

Khu đất vàng và bóng dáng Quốc Cường Gia Lai trong vụ ông Lê Quang Thung bị bắt

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Lê Quang Thung và các đồng phạm tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam để điều tra về hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, liên quan khu đất từng là đất công 39 Bến Vân Đồn, quận 4, TP. HCM.

Cục thuế Hà Nội chỉ ra nhiều tồn tại ở Công ty Giấy Trường Xuân

Cục thuế Hà Nội chỉ ra nhiều tồn tại ở Công ty Giấy Trường Xuân

(VNF) - Mới đây, Cục thuế thành phố Hà Nội đã chỉ ra nhiều tồn tại về thuế tại Công ty cổ phần Giấy Trường Xuân. Theo đó, Cục thuế yêu cầu công ty Trường Xuân nộp ngay số tiền truy thu, tiền phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp thuế với tổng số tiền 524,8 triệu đồng.

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

Cận cảnh khu căn hộ dát vàng của Tân Hoàng Minh, về tay chủ mới rao bán 219 triệu/m2

(VNF) - Ra mắt thị trường năm 2012, dự án 'dát vàng' nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) của Tân Hoàng Minh từng được rao bán với mức giá lên tới 145 triệu đồng/m2, tương đương khoảng 13-27 tỷ đồng một căn. Sau hơn 10 năm, dự án hiện nay đang được rao bán với giá lên tới 219 triệu/m2.