'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Khó xác minh nguồn gốc đất
Ghi nhận cho thấy, quanh khu vực dự án sân bay Long Thành có tình trạng người mua và người bán “bắt tay” ghi lùi ngày giao dịch để nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB).
Theo ông B.T., một nhà đầu tư ở TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), cuối năm 2019, khi dự án chưa khởi công, ông được mời chào mua lô đất với diện tích hơn 1ha ở xã Bình Sơn, kèm theo 2 lô đất tái định cư với giá 2 tỷ đồng. Nếu ông đồng ý, hai bên làm giấy tay, ghi lùi ngày giao dịch (trước thời điểm Quốc hội có chủ trương đầu tư dự án sân bay Long Thành và trước ngày 1/7/2014, ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực). Trường hợp mọi việc suôn sẻ, ông T. được bồi thường và 2 lô tái định cư trị giá khoảng 4 tỷ đồng. Hiện có khá nhiều trường hợp thỏa thuận giao dịch giấy tay tương tự như ông B.T., gây khó khăn cho công tác GPMB dự án sân bay Long Thành.
Để GPMB dự án sân bay Long Thành, huyện Long Thành phải giải tỏa nguyên xã Suối Trầu và một số ấp ở 3 xã Cẩm Đường, Long An, Long Phước. Hồ sơ đất đai, xây dựng đều đưa về UBND xã Bình Sơn. Do áp lực khối lượng công việc, chính quyền địa phương xác minh nguồn gốc đất bán giấy tay rất khó khăn. Đó là những trường hợp các hộ dân bán giấy tay nhiều lần, giấy tờ chỉnh sửa, tẩy xóa nên không biết cái nào đúng, cái nào sai. Có trường hợp một thửa đất bán cho nhiều người nhưng chủ sở hữu lại ở địa phương khác, mất thời gian xác minh. Thậm chí có trường hợp đất bị tranh chấp chưa được giải quyết, nên khó tiến hành bồi thường.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, tính đến ngày 10-11-2021, huyện Long Thành đã phê duyệt bồi thường, hỗ trợ cho 4.453 trường hợp với trên 1.902ha, và đã chi trả cho 3.600 trường hợp (1.555ha). Còn 896 trường hợp với 109,4ha chuyển nhượng một phần thửa đất bằng giấy tay và 657 trường hợp với 469,5ha chưa rõ nguồn gốc trong vùng dự án cần thẩm tra.
Rà soát, thẩm tra từng trường hợp
Ông Hoàng Hữu Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Sơn, cho biết, khó khăn lớn nhất là xác minh nguồn gốc đất bán giấy tay, vì quyền sử dụng đất của cá nhân không được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. Dù đã bám sát hướng dẫn của UBND tỉnh Đồng Nai và thận trọng làm đúng quy trình, nhưng chính quyền địa phương rất dè dặt khi xác nhận chủ sở hữu của thửa đất.
Để đẩy nhanh tiến độ, UBND xã Bình Sơn phải niêm yết thông báo thu hồi đất tại UBND xã, đăng báo các trường hợp bị thu hồi đất. Trong thời hạn 15 ngày, chủ đất không đến làm thủ tục, chính quyền địa phương sẽ tiến hành thu hồi đất, tiền đền bù được giữ lại Kho bạc Nhà nước. Để tránh nhầm lẫn, lực lượng làm nhiệm vụ phải xác minh từng thửa đất, người trực tiếp sản xuất, lấy ý kiến của cộng đồng dân cư để tìm chủ sở hữu. Sau đó, UBND xã Bình Sơn sẽ gửi hồ sơ về Trung tâm Quỹ phát triển đất huyện Long Thành đối chiếu nguồn gốc đất để lên phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Thực tế, công tác GPMB và phê duyệt phương án bồi thường tại các khu vực khác của DA sân bay Long Thành còn chậm. Khu vực dọc tuyến ranh dự án với 107,4ha cần thu hồi xây hàng rào, nhưng chỉ 57,3ha được phê duyệt phương án bồi thường và khu vực đất dự trữ mới phê duyệt phương án bồi thường 342/722ha.
Ông Lê Văn Tiếp, Chủ tịch UBND huyện Long Thành, thừa nhận, khi Quốc hội thông qua chủ trương thực hiệndự án sân bay Long Thành năm 2015, ngành chức năng tạm ngưng xác nhận giao dịch đất đai. Tuy nhiên, việc quy hoạch sân bay Long Thành đã có hàng chục năm, và việc chuyển nhượng giữa các hộ dân vẫn diễn ra.
“Hiện UBND huyện đang phối hợp với Tổ công tác xử lý vướng mắc, rà soát, thẩm tra và xác minh nguồn gốc đất từng trường hợp để lên phương án hỗ trợ, bồi thường, bố trí tái định cư. Nếu việc xử lý vượt quá thẩm quyền, huyện sẽ đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai xin hướng dẫn của các cơ quan trung ương”, ông Lê Văn Tiếp cho biết.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.