Dự thảo nghị định sử dụng tài sản công để thanh toán dự án BT đang vi phạm nguyên tắc ngang giá?

Lê Nguyễn - 25/07/2019 01:02 (GMT+7)

(VNF) - Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý dự thảo Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT. Tại văn bản này, HoREA đã chỉ ra một loạt điểm bất hợp lý của dự thảo nghị định.

VNF
Ảnh minh họa

HoREA cho rằng có một số nội dung của dự thảo nghị định cần được xem xét kỹ để hoàn thiện gồm: "Xác định giá trị quỹ đất thanh toán dự án BT", cân nhắc tổ chức "Đấu thầu đồng thời cả dự án BT và quỹ đất thanh toán cho dự án BT tại cùng thời điểm, để lựa chọn nhà thầu dự án BT, cũng là nhà đầu tư dự án bất động sản", để đảm bảo "nguyên tắc ngang giá, theo giá thị trường", minh bạch, công bằng, không làm thất thoát tài sản nhà nước và lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực.

Giá trị tài công để thanh toán dự án BT phải được xác định ở thời điểm ký hợp đồng BT

Luật Quản lý sử dụng tài sản công có quy định: “Giá trị tài sản công dùng để thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT được xác định theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán”.

Luật này cũng quy định rằng giá trị quyền sử dụng đất được sử dụng để thanh toán dự án BT được xác định theo “giá thị trường tại thời điểm thanh toán theo quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất”.

HoREA cho rằng các quy định nêu trên chưa phù hợp, chưa sát với thực tế vận hành dự án BT và chưa đảm bảo nguyên tắc "ngang giá, cùng thời điểm".

Cụ thể, về khái niệm “giá thị trường”, HoREA nhấn mạnh: ở thời điểm đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án BT và ký hợp đồng BT thì đã xác định được "giá trúng thầu công trình BT" và giá trúng thầu này chính là giá thị trường.

Theo nguyên tắc "ngang giá" thì đúng lý ra "giá trị quỹ đất hoặc trụ sở làm việc" dùng để thanh toán dự án BT cũng phải được xác định tại thời điểm này.

Do vậy, cụm từ "tại thời điểm thanh toán" tại các quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản công (nêu ở trên) là chưa hợp lý, cần sửa đổi thành "tại thời điểm ký hợp đồng BT" để đảm bảo nguyên tắc "ngang giá, cùng thời điểm".

Ngoài ra, cụm từ "theo quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất" trong các quy định trên cũng chưa thể hiện đầy đủ, vì chưa bao gồm các phương thức đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Vì thế, HoREA kiến nghị thay thế cụm từ trên bằng cụm từ "theo quy định của pháp luật" để có sự linh hoạt, đồng thời thống nhất với các điều khoản khác của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Xác định giá trị quỹ đất dùng để thanh toán hợp đồng BT: Dự thảo quy định không đúng

Trong trường hợp quỹ đất đã hoàn thành giải tỏa mặt bằng, việc xác định giá trị quỹ đất thanh toán được nêu tại các Điều 5 (khoản 3), Điều 6 (khoản 2) và Điều 7 (khoản 1.a và 1.b).

HoREA nhận xét dự thảo nghị định đưa ra phương thức xác định giá trị quỹ đất thanh toán dự án BT cho nhà đầu tư tương tự như phương thức xác định "giá khởi điểm đấu giá" được quy định tại Khoản (2.a) Điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

Nhưng trong thực tiễn đấu giá, "giá khởi điểm đấu giá" quỹ đất lại thường thấp hơn "giá trúng đấu giá". Ví dụ vụ đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn, quận 1, TP. HCM, "giá khởi điểm đấu giá" là 550 tỷ đồng nhưng "giá trúng đấu giá" là 1.430 tỷ đồng, gấp 2,6 lần.

Vì thế, nếu nội dung này của dự thảo nghị định được thông qua thì kết quả xác định giá trị quỹ đất thanh toán sẽ không đảm bảo được "nguyên tắc ngang giá, theo giá thị trường tại cùng thời điểm".

Đối với trường hợp sử dụng quỹ đất chưa giải tỏa mặt bằng, việc xác định giá trị quỹ đất thanh toán được quy định tại Điều 8 của dự thảo.

Khoản b, Điều 8 nêu: “Nhà đầu tư thực hiện ứng trước kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và số tiền này được tính vào giá trị của hợp đồng BT; không tính chi phí lãi vay huy động vốn vào dự án BT đối với khoản kinh phí này”.

HoREA cho rằng quy định như trên là không đúng, bởi lẽ giá trị công trình cơ sở hạ tầng của hợp đồng BT không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng quỹ đất thanh toán dự án BT.

“Lẽ ra, phải quy định số tiền này ‘được khấu trừ vào giá trị quỹ đất thanh toán và thanh toán dự án BT’ thì mới đúng”, HoREA bình luận.

Cần đấu thầu dự án BT và đấu giá đất thanh toán hợp đồng BT tại cùng thời điểm

Theo HoREA, khoản 4 Điều 5 Luật Đầu tư công về "Lĩnh vực đầu tư công" có quy định đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư, tuy nhiên Luật Đầu tư công chưa quy định phương thức thực hiện nội dung này.

Tình trạng này tương tự ở Luật Đấu thầu: Khoản 3 Điều 1 quy định phạm vi điều chỉnh đối với trường hợp "Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất" và Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu quy định đấu thầu "lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế" nhưng Luật chưa quy định phương thức thực hiện nội dung này.

Theo HoREA, đây là nội dung hoàn toàn mới, chưa được quy định trong Luật Đấu thầu nhưng rất cần thiết tổ chức đấu thầu dự án BT và đấu thầu quỹ đất thanh toán hợp đồng BT (dự án có sử dụng đất, còn gọi là "Dự án khác") tại cùng thời điểm để đảm bảo nguyên tắc "ngang giá, cùng thời điểm, minh bạch, công bằng, không làm thất thoát tài sản nhà nước" và lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực.

“Nếu áp dụng quy định của dự thảo nghị định vào thực tế thì sẽ chỉ là thực hiện ‘đấu thầu rộng rãi’ đối với phần dự án BT, còn phần chuyển giao công trình để nhận quỹ đất thanh toán đối ứng thì quy trình, thủ tục xác định ‘giá đất cụ thể’ đối với quỹ đất thanh toán dự án BT cho nhà đầu tư, thực chất tương tự như hình thức ‘xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất’, hoặc tương tự như hình thức ‘chỉ định thầu dự án có sử dụng đất’ cho nhà đầu tư dự án BT, hoặc tương tự như hình thức ‘bán chỉ định’ quỹ đất này cho nhà đầu tư”, HoREA nhận định.

Hệ lụy tất yếu là không bảo đảm nguyên tắc "giá đất theo giá thị trường" và nguyên tắc "đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư”.

HoREA cho rằng chỉ có thực hiện phương thức "đấu giá đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất" đồng thời với đấu thầu dự án BT thì mới đảm bảo minh bạch và không làm thất thoát tài sản nhà nước.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Công nghệ - bàn đạp mới để công ty chứng khoán bật cao

Công nghệ - bàn đạp mới để công ty chứng khoán bật cao

(VNF) - Hiện nay, các công ty chứng khoán (CTCK) sử dụng công nghệ như một “bàn đạp” quan trọng để thu hút khách hàng. Nhiều công ty sẵn sàng hy sinh lợi nhuận ở mảng môi giới để tiếp cận nhiều nhà đầu tư hơn, từ đó bán chéo các sản phẩm như cho vay margin, tư vấn đầu tư hay quản lý tài sản.

Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

Chung cư MHDI Lê Đức Thọ: Các hộ dân bức xúc vì 'dài cổ' chờ sổ đỏ

(VNF) - Dù đã thanh toán 100% tiền mua nhà nhưng hơn 3 năm qua, hàng chục hộ dân sinh sống tại Khu nhà ở MHDI – 1, đường Lê Đức Thọ vẫn “dài cổ” chờ sổ đỏ.

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt

(VNF) - Các ngân hàng thúc giục khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học và khuyến cáo khách cần cập nhật thông tin trước 1/7/2024 để không bị gián đoạn giao dịch.

Bảo hiểm chi trả hàng tỷ đồng quyền lợi cho nạn nhân vụ cháy Trung Kính

Bảo hiểm chi trả hàng tỷ đồng quyền lợi cho nạn nhân vụ cháy Trung Kính

(VNF) - Ngay sau khi nắm bắt thông tin về vụ cháy nhà trọ ở đường Trung Kính (Hà Nội), Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm đã có văn bản đề nghị các Doanh nghiệp bảo hiểm tạm ứng bồi thường bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ.

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

Đề xuất mở cao tốc Nha Trang – Đà Lạt, vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng

(VNF) - Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc nối TP. Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng với chiều dài hơn 80km, tổng vốn đầu tư hơn 25.000 tỷ đồng.

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

Gửi xe thời số hoá: Hàng rào tự mở, tự động trừ tiền

(VNF) - Người dân không lo bị chặt chém, lại thuận tiện, không mất thời gian khi gửi xe và trải nghiệm dịch vụ thu phí không dừng đối với ô tô tại Phủ Tây Hồ. Đây là một mô hình mới đang được TP. Hà Nội áp dụng, kỳ vọng mang lại nhiều tiện ích cho người dân.

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

Bổ sung 2 dự án giao thông lớn vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia

(VNF) - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất bổ sung 2 dự án Vành đai 4 TP. HCM và đầu tư mở rộng đoạn TP. HCM - Long Thành (thuộc dự án đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây) vào danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành.

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

Mua trước – trả sau: Cơ hội cho Fintech làm chủ 'vùng đất mới'

(VNF) - Trong khi xu hướng mua trước – trả sau (BNPL) đã trở nên thịnh hành trên thế giới thì thị trường BNPL của Việt Nam vẫn còn non trẻ và đang bước vào giai đoạn khởi động để phát triển.

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

ASML - 'mảnh ghép' độc nhất ngành công nghiệp AI

(VNF) - ASML Holding là công ty Hà Lan, hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về thiết bị quang khắc (photolithography) cho ngành công nghiệp bán dẫn. Công ty này đang là mảnh ghép không thể thiếu góp phần dẫn tới sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) trên thế giới hiện nay.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.