Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, dù các chủ khách sạn từ nhỏ lẻ đến khách sạn lớn đã cố gắng kích cầu, giảm giá nhưng vẫn ế khách. Chi phí được tiết giảm tối đa để duy trì hoạt động nhưng thua lỗ kéo dài buộc họ phải rao bán cả khách sạn để thu hồi vốn.
Rao bán khách sạn từ lớn đến nhỏ
Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tình hình kinh doanh của lĩnh vực dịch vụ lưu trú bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khách quốc tế không có trong khi khách trong nước sụt giảm nặng nề.
Từ các đô thị lớn như TP. HCM, Hà Nội đến các TP du lịch như Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt…, thị trường khách sạn đối mặt với khủng hoảng vì kinh doanh thua lỗ.
Thời gian gần đây, thông tin rao bán khách sạn tại trung tâm TP. HCM ngày càng nhiều hơn. Từ những khách sạn nhỏ lẻ giá vài chục tỉ đồng đến những khách sạn 3-4 sao giá hàng trăm tỷ đồng đua nhau chào bán.
Trong vai người mua, chúng tôi hỏi thông tin một khách sạn ba sao ở phường Bến Nghé, quận 1 được rao bán giá 190 tỷ đồng. Khách sạn này có 10 tầng, hơn 30 phòng và khách thuê dài hạn chiếm tới 40%. Tuy nhiên, do chủ khách sạn chịu áp lực lãi vay nhiều nguồn nên buộc phải bán ra. Đây được xem là mức giá khá hời cho người đang có nhu cầu đầu tư.
Một khách sạn bốn sao khác ở gần khu vực chợ Bến Thành, quận 1 cũng được rao bán. Chủ nhân cho biết kinh doanh ế ẩm nhiều tháng nay. Khách sạn này có 12 tầng với hơn 100 phòng và giá bán là hơn 900 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Tuấn, đại diện một công ty vận hành chuỗi khách sạn ở TP. Đà Lạt, chia sẻ không chỉ khách sạn nhỏ mà nhiều khách sạn 4-5 sao ở Đà Lạt cũng gặp khó khăn. Tỉ lệ lấp đầy phòng ở mức dưới 20%, thấp kỷ lục từ trước tới nay.
“Mỗi tháng chi phí vận hành rất lớn, vừa mới phục hồi đón khách lại 1-2 tháng thì dịch lại bùng phát. Chủ nào xác định không thể duy trì thì tất yếu phải bán ra để thu hồi vốn” - ông Tuấn nói.
Ông Quốc Đạt, chủ đầu tư một khách sạn tại TP. Nha Trang, cũng cho biết đang rao bán một khách sạn ông mới xây cuối năm 2019. “Chi phí đầu tư xây dựng quá lớn, hiện nay còn phải trả lương nhân viên cộng thêm trả lãi vay ngân hàng nên khó mà gánh nổi. Rao bán thời điểm này cũng rất khó kiếm người mua” - ông Đạt lo lắng.
Theo ông Đạt, khách sạn nhỏ lẻ ở Nha Trang cũng rao bán khá nhiều, giá 15-50 tỷ đồng.
Thị trường sẽ càng khó khăn
Theo TS Lê Bá Chí Nhân, chuyên gia bất động sản, thực trạng nhiều khách sạn rao bán do kinh doanh khó khăn chủ yếu ở các TP du lịch. Tình trạng này ở những nơi như TP. HCM sẽ lạc quan hơn vì vẫn có hy vọng khi khách quốc tế quay trở lại sau dịch.
Các khách sạn 4-5 sao rao bán sẽ hiếm hơn vì chủ thường có quỹ dự phòng và kế hoạch kinh doanh dài hạn nên ít bị ảnh hưởng. Chỉ có các khách sạn nhỏ lẻ 1-3 sao sẽ được rao bán nhiều vì đa số chủ đầu tư đều vay ngân hàng để kinh doanh. Khi không có nguồn thu, họ sẽ không thể trụ được.
Theo báo cáo quý II-2020 của Công ty Cung cấp dịch vụ bất động sản Savills Việt Nam, phân khúc khách sạn ở thị trường TP.HCM có nhiều diễn biến không mấy tươi sáng. Thị trường sáu tháng đầu năm 2020 hoạt động kém nhất từ trước đến nay. Sau quý I đầy biến động, công suất quý II chỉ đạt 12%, giá phòng khách sạn trung bình chỉ đạt 60 USD/phòng/đêm.
“Khó khăn chủ yếu rơi vào phân khúc khách sạn từ một đến ba sao, còn phân khúc cao hơn vẫn cầm cự được. Một phần vì phân khúc dưới ba sao tại các TP du lịch đang có dấu hiệu dư thừa. Khách du lịch hiện chuộng các phân khúc cao hơn” - ông Nhân nói.
Ông Nhân dự báo với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, từ nay đến cuối năm, lượng khách sạn mà chủ đầu tư đi vay ngân hàng được rao bán sẽ còn nhiều hơn. Cơ hội sẽ dành cho những “cá mập” là nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào thâu tóm.
Từ đầu quý II-2020, thị trường ghi nhận có sự gia tăng nhu cầu tìm mua khách sạn. Tuy nhiên, theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, khó có cơ hội cho các nhà đầu tư mua khách sạn với giá hời. Lý do là nhiều chủ khách sạn, bất động sản nghỉ dưỡng đều kêu khó khăn nhưng chưa chấp nhận bán rẻ. Ông Khương cho rằng thị trường khách sạn thời gian tới sẽ càng khó khăn vì phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch bệnh.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.