'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Nút găng" dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông nằm ở đâu?
“Đây là thời điểm căng thẳng nhất về tiến độ, an toàn và chất lượng đối với dự án ĐSĐT Cát Linh – Hà Đông, nên gần như các phòng Ban QLDA đường sắt đang làm căng hết sức, không có ngày nghỉ và không kể thời gian”, lãnh đạo Ban QLDA đường sắt chia sẻ.
Tuy nhiên, hiện tại “nút găng” nhất của dự án không phải là khối lượng thi công, “chúng tôi đã hoàn thành 100% các hạng mục xây lắp”, tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ vận hành và khai thác.
Nguyên nhân chính là do suốt gần 1 năm qua, dịch Covid-19 hoành hành nên số chuyên gia Trung Quốc sang Việt Nam chưa đủ, hiện đã có 96 nhân sự sang làm việc, tới đây, sẽ có thêm 10 nhân sự nữa sang Việt Nam để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Một điểm quan trọng khác đó là, “vấn đề an toàn khi vận hành dự án”. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, đến nay, các chuyên gia Pháp cũng chưa thể sang Việt Nam để đánh giá an toàn trong giai đoạn vận hành thử.
Ngoài ra, Tổng thầu EPC Trung Quốc là Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc chưa cung cấp được các chứng chỉ mức độ an toàn và các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất; chưa thực hiện đầy đủ giải pháp đánh giá bằng thử nghiệm thực tế tại hiện trường, dẫn đến chưa đủ cơ sở để Tư vấn độc lập hoàn tất đánh giá an toàn của đoàn tàu.
Trao đổi với VietnamFinance, phía Bộ GTVT thừa nhận: “Đây là vấn đề có tính then chốt, bởi nếu không giải quyết triệt để các tồn tại sẽ ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu và có khả năng phải kéo dài thời gian hoàn thành đưa vào khai thác. Vì thế, ngay sau khi “hứa” trước Chính phủ, Bộ GTVT và Ban QLDA đường sắt đang quyết liệt yêu cầu Tổng thầu và các đơn vị liên quan tập trung giải quyết. Đồng thời, đề nghị Tư vấn độc lập tích cực phối hợp đánh giá an toàn hệ thống trong quá trình Tổng thầu vận hành thử toàn hệ thống".
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông và 8 lần lỗi hẹn
Còn nhớ, để thi công 13km đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, Chính phủ Việt Nam đã ký kết với Chính phủ Trung Quốc vay vốn tài trợ theo Hiệp định khung ngày 30/5/2008. Đây cũng là nguồn gốc cơ bản để tổng thầu EPC (Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc – một đơn vị chưa bao giờ thi công đường sắt được trúng thầu).
Ba năm sau, ngày 10/10/2011, dự án chính thức khởi công và lộ trình về đích ban đầu ấn định vào tháng 6/2014. Như vậy, từ tháng 10/2014 - 6/2015, sẽ tổ chức chạy thử và chính thức khai thác từ ngày 30/6/2015.
Tuy nhiên, đến tháng 7/2015, tổng thầu EPC báo cáo tiến độ các nhà ga trên tuyến chỉ đạt 30 - 50% khối lượng và xin lùi tiến độ. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khi đó là ông Đinh La Thăng đã yêu cầu thay tổng thầu và phải quyết liệt đưa dự án đúng mốc 30/6/2016.
Đầu năm 2016, dự án lại lỗi hẹn, khiến ông Đinh La Thăng bức xúc chỉ mặt tổng thầu Trung Quốc yêu cầu phải chạy thử tàu vào tháng 9/2016 và khai thác toàn tuyến từ 31/12/2016. Tuy nhiên, sau đó ông Đinh La Thăng được điều chuyển đi nhận công tác khác.
Đến tháng 6/2016 do dự án vẫn ì ạch, Bộ GTVT lại ra “tối hậu thư”, ngày 31/12/2016 phải hoàn thành xây lắp dự án, cuối quý II/2017 sẽ vận hành chính thức. Tuy nhiên, tổng thầu EPC lại thất hứa và xin lùi đến đầu năm 2018.
Quá sốt ruột với dự án này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ “chốt” tiến độ hoàn thành trong quý IV/2018, thời gian vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc khác từ 3 - 6 tháng. Dự kiến hoàn thành vào năm 2019.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 xảy ra khiến dự án lại bị ngưng trệ, tuy nhiên, đến ngày 28/10/2020, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bất ngờ cam kết nỗ lực đưa dự án về đích trước Đại hội XIII của Đảng. Đây là điều khiến dư luận khá bất ngờ vì trước đó, dự án ĐSĐT Cát Linh – Hà Đông gần như “bỏ ngỏ” thời gian về đích.
Trao đổi với VietnamFinance tiến độ dự án, ông Vũ Hồng Phương, Quyền Tổng Giám đốc Ban QLDA đường sắt cho biết: “Trong tháng 11/2020, nhân lực phía Tổng thầu và Tư vấn ACT Pháp sẽ được huy động đầy đủ sang Việt Nam”.
“Sau khi các nhân sự của Tổng thầu, Tư vấn ACT đầy đủ, công tác thực hiện căn chỉnh đồng bộ, vận hành thử và đánh giá an toàn hệ thống ĐSĐT Cát Linh – Hà Đông sẽ được thực hiện với thời gian dự kiến khoảng hơn 2 tháng. Trong đó, bao gồm thời gian chuẩn bị, thời chạy thử toàn hệ thống (20 ngày) và thời gian chạy diễn tập các tình huống an toàn… Như vậy, nhanh nhất đến tháng 1/2021 và đến Quý I/2021 dự án có thể vận hành thương mại”.
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông đội vốn thế nào? Sau 11 năm phê duyệt, 8 năm thi công, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành tới cận kề ngày về đích. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này dự án đã đội vốn tới 40%, từ tổng mức ban đầu được phê duyệt năm 2008 hơn 550 triệu USD (trong đó vốn vay ưu đãi của Trung Quốc 419 triệu USD). Đến nay, tổng mức đầu tư đã vọt lên 891,9 triệu USD, đội giá thêm 339,1 triệu USD. Theo tính toán, với số lượng vay phát sinh như trên, dự án đang phải trả lãi, gốc phát sinh cho China EximBank là 14,4 triệu USD/năm, trả nợ cho Trung Quốc khoảng 650 tỷ đồng vốn vay. Nếu cộng cả 2 khoản vay, mỗi ngày, phía Việt Nam đang phải trả cả lãi lẫn gốc khoảng 2,4 tỷ đồng. Như vậy, nếu chậm 1 năm chúng ta phải trả tới 876 tỷ đồng. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.