'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chiều 29/10, Bộ GTVT đã chính thức cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines).
Theo giấy phép này, Vietravel Airlines được kinh doanh vận chuyển hàng không với đối tượng vận chuyển gồm hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu gửi. Vietravel Airlines được thực hiện loại hình vận chuyển thường lệ và không thường lệ trên phạm vi quốc tế lẫn nội địa.
Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được cấp cho Vietravel Airlines ghi rõ hãng hàng không này có vốn điều lệ 700 tỷ đồng. Địa điểm trụ sở chính của hãng tại 17 Lê Quý Đôn, phường Phú Hội, TP. Huế
Người đại diện theo pháp luật của Vietravel Airlines là ông Nguyễn Quốc Kỳ với chức danh chủ tịch.
Cách đây chỉ ít ngày, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines).
Theo đó, Thủ tướng đồng ý cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam theo quy định tại Điều 110 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải làm rõ năng lực tài chính của doanh nghiệp để bảo đảm mức vốn tối thiểu theo quy định trong suốt quá trình hoạt động thường xuyên của Vietravel Airlines, trên cơ sở đó quyết định thời điểm và thực hiện cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietravel Airlines trên cơ sở thẩm định các điều kiện theo đúng quy định pháp luật, phù hợp với bối cảnh thị trường vận chuyển hàng không.
Với sự kiện này, Vietravel Airlines trở thành hãng hàng không thứ 6 tại Việt Nam có được giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không. Trước đó là các hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar, VASCO và Bamboo Airways. (Xem thêm)
Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 12-XL thi công xây dựng đoạn Km301 - Km307 và gói thầu số 10-XL thi công xây dựng đoạn Km274+111,86 - Km289+500, tại dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông.
Theo đó, đơn vị trúng thầu gói thầu gói thầu số 12-XL là liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hải Thạch - Tổng Công ty đầu tư xây dựng Hoàng Long với giá trúng thầu 1.344 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng.
Đơn vị trúng thầu gói thầu số 10-XL là liên danh doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường - Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải với giá trúng thầu là 1.628 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng.
Đối với các gói thầu xây lắp còn lại, nếu không phát sinh các tình huống đấu thầu, Bộ Giao thông Vận tải cho hay sẽ phấn đấu lựa chọn xong nhà thầu để có thể triển khai thi công đồng loạt trên toàn tuyến trong khoảng từ 1 – 2 tuần nữa. (Xem thêm)
Chiều 28/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình triển khai dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết từ nay đến giữa tháng 11/2020, sẽ có từ 8 đến 10 chuyên gia tư vấn của Pháp sang Việt Nam để đánh giá an toàn dự án. Sau đó, phấn đấu trong tháng 12, hoàn thành nghiệm thu có điều kiện.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cam kết sẽ cố gắng tối đa để đưa dự án vào vận hành thương mại trước đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng nêu rõ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là dự án đường sắt trên cao đầu tiên của nước ta, được ký kết vào năm 2008. Việc dự án chậm trễ là khuyết điểm cần nhanh chóng khắc phục, đồng thời rút kinh nghiệm chung cho các công trình, dự án nói chung, trong đó có dự án của Bộ GTVT.
Thủ tướng cho biết hiện khối lượng xây lắp và thiết bị đã cơ bản hoàn thành, đã nghiệm thu 5/5 hạng mục công trình và 9/11 chuyên ngành thiết bị. Công việc chính hiện nay là hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu các công trình thành phần, thanh quyết toán, vận hành thử toàn bộ hệ thống, đồng thời tiếp tục thực hiện đánh giá an toàn của tư vấn trong quá trình vận hành thử hệ thống.
Hiện vẫn có một số tồn tại mà bản thân chủ đầu tư, TP. Hà Nội và các cơ quan liên quan không giải quyết được. Do đó, Thủ tướng đã đưa ra các quyết sách và nhấn mạnh không làm thay các công việc thuộc thẩm quyền của chủ đầu tư hay Hà Nội với tư cách sử dụng công trình. (Xem thêm)
Đại diện TP. HCM phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình thực hiện, giải ngân các chương trình, dự án ODA, Phó chủ tịch Võ Văn Hoan cho biết TP. HCM đang phối hợp Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chuẩn bị ký hiệp định vay vốn thứ 4 thuộc khuôn khổ dự án tuyến đường sắt đô thị (metro) số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Ông Hoan cho biết đây là khoản vay cuối cùng để thực hiện tuyến metro số 1. Giá trị khoản vay dự kiến là 33 tỷ yen (316 triệu USD, tương đương 7.333 tỷ đồng).
Phó chủ tịch TP. HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao hỗ trợ TP. HCM để hiệp định vay vốn này có thể hoàn tất trước ngày 30/6/2021 nhằm đảm bảo đủ vốn giải ngân cho tuyến metro số 1.
Song song đó, TP. HCM đề xuất Bộ Tài chính gia hạn hiệp định vay vốn VN11-P7 của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đến ngày 31/10/2021 để làm cơ sở giải ngân hết vốn vay ODA, đảm bảo đủ nguồn vốn cho dự án.
Hiệp định vay VN11-P7 ký ngày 30/3/2012, được gia hạn hiệu lực giải ngân đến 31/10/2020. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA cấp phát từ ngân sách Trung ương cho dự án metro số 1 từ hiệp định này còn lại là 2.185 tỷ đồng chưa thể giải ngân do các bộ, ngành chưa có ý kiến thống nhất. (Xem thêm)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo báo cáo trình Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm thực hiện kết luận về chiến lược phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh việc phát triển hệ thống đường sắt Việt Nam là rất cần thiết, do hệ thống đường sắt Việt Nam đã lạc hậu, phải được cải tạo, xây dựng mới để phát triển đất nước.
"Không gian mở rộng hệ thống đường sắt Việt Nam còn nhiều, một đất nước không thể không có hệ thống đường sắt, nhất là có bờ biển trải dài trên 3.000 km", Thủ tướng nói.
Lưu ý một số nội dung trong báo cáo của Bộ GTVT, Thủ tướng đặt vấn đề chọn công nghệ nào trong phát triển đường sắt Việt Nam, cần có tư duy mới.
Về suất đầu tư, Thủ tướng cho rằng cần đưa ra các phương án để so sánh. Về nguồn lực đầu tư, một mặt giảm đầu tư công để bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, mặt khác phải tìm nguồn lực để phát triển các công trình hạ tầng quan trọng của đất nước.
Đề nghị tiếp tục hoàn thiện báo cáo để sớm báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn 2050 với tinh thần lớn là phải cải cách mạnh mẽ ngành đường sắt.
Bên cạnh đó, cần đưa ra phương án khả thi, cụ thể, đặc biệt là đối với đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, coi đây là xương sống của chiến lược, cùng với các nhánh đường sắt liên tỉnh, liên vùng, đô thị.
"Báo cáo cần đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện tốt nhất để phát triển đường sắt Việt Nam, nhất là làm chủ công nghệ mới, những công trình cụ thể, phương án huy động vốn", Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các cơ quan của Bộ GTVT phải thấy nóng ruột chuyện này để làm sao thúc đẩy cuộc cách mạng về đường sắt này tốt hơn ở Việt Nam. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.