'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV về lĩnh vực giao thông vật tải (GTVT), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết danh mục dự án trọng điểm ngành GTVT đến nay gồm 50 dự án. Trong đó, đã đưa vào khai thác 24 dự án; 15 dự án đang triển khai thi công và 11 dự án đang chuẩn bị các thủ tục triển khai.
Cũng theo báo cáo này, trong 15 dự án đang triển khai thi công thì có 6 dự án bị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, gồm 1 dự án đường bộ và 5 dự án đường sắt đô thị. Cụ thể, dự án đường bộ là đường cao tốc Bến Lức – Long Thành; 5 dự án đường sắt độ thị là Nhổn – ga Hà Nội, Bến Thành – Suối Tiên, Bến Thành – Tham Lương, Cát Linh – Hà Đông và Yên Viên – Ngọc Hồi.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam thực hiện. Tính đến đầu tháng 10/2020, sản lượng dự án đạt 78,19% (chậm 17,2%).
Tiến độ thực hiện chậm nằm ở các gói thầu sử dụng vốn ADB phía Tây và các gói thầu sử dụng vốn JICA yêu cầu hoàn thành trước quý II/2019; các gói thầu ADB phía Đông yêu cầu hoàn thành trước 31/12/2020. Từ đầu năm 2020, các gói thầu tạm dừng thi công, hiện có một số gói đã bắt đầu thi công trở lại (gói A5, A6, A7), sản lượng dự án ước đạt 78,60%.
Hiện nay, các vướng mắc của dự án đã cơ bản được giải quyết, các vướng mắc về mặt bằng và về vốn đang được tiếp tục giải quyết. Bộ GTVT đã có báo cáo, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính tháo gỡ vướng mắc về vốn đối ứng, vốn nước ngoài và giao vốn cho dự án để thực hiện.
Với dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên do UBND TP. HCM làm chủ đầu tư, sản lượng dự án ước đạt 76,3%. Một số thủ tục về vốn, cơ chế tài chính và Hiệp định vay của dự án đang được UBND TP. HCM làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để giải quyết.
Với dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Tham Lương do UBND TP. HCM làm chủ đầu tư, dự án đã hoàn thành 1/8 gói thầu; các gói thầu còn lại đang thực hiện giải phóng mặt bằng, triển khai thủ tục thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu. Một số thủ tục về cơ chế tài chính, khoản vay của Ngân hàng KfW của dự án đang được UBND TP. HCM làm việc với Bộ Tài chính để giải quyết.
Với dự dán đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội do UBND TP. Hà Nội làm chủ đầu tư, dự án có 9 gói thầu chính xây lắp và thiết bị. Sản lượng thực hiện đạt 64,27%, riêng đoạn trên cao đạt 79,09%. Một số vướng mắc chính của dự án mà chủ đầu tư đang giải quyết bao gồm vướng mắc mặt bằng tại các ga S5, S7, ga ngầm S10; làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính về thủ tục vay lại khoản vay bổ sung 20 triệu EURO.
Với dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, dự án đã cơ bản hoàn thành, đang được các bên hoàn thiện các thủ tục để nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác. Tuy nhiên, còn một số tồn tại, vướng mắc liên quan đến thiết bị khu Depot, đánh giá an toàn đoàn tàu, công tác vận hành toàn hệ thống và thanh quyết toán...
Hiện Bộ GTVT đang chỉ đạo giải quyết vướng mắc, khắc phục các tồn tại và hoàn thiện các hạng mục còn lại. Khó khăn chính hiện nay là công tác huy động nhân sự là các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam hoàn thành công tác đánh giá an toàn hệ thống để nghiệm thu, bàn giao đưa vào vận hành khai thác.
Bộ GTVT đề nghị Bộ Ngoại giao có công hàm đề nghị cấp có thẩm quyền của Pháp hỗ trợ, tháo gỡ để các chuyên gia tư vấn sớm sang Việt Nam thực hiện dự án.
Với dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, hiện Bộ này đã có văn bản báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển đường sắt khu vực TP. Hà Nội, phương án tổng thể triển khai dự án, đề xuất cơ quan chủ quản đầu tư, xử lý Hiệp định vay VN12-P4.
Theo Bộ GTVT, hầu hết các dự án nêu trên đều là dự án quy mô lớn, đòi hỏi quy trình quản lý, công nghệ thi công phức tạp; có những dự án lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam (các dự án đường sắt đô thị), trong khi chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm quản lý thực hiện; năng lực nhà đầu tư, ban quản lý dự án, tổng thầu, nhà thầu, tư vấn còn hạn chế, chưa thực sự chuyên nghiệp… dẫn đến các khó khăn, vướng mắc không được xử lý triệt để, nhiều nội dung phải điều chỉnh, khiến thời gian thực hiện bị kéo dài, tăng tổng mức đầu tư.
"Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khách quan như biến động lớn về giá đầu vào cho các công trình xây dựng, tỷ giá hối đoái thay đổi làm tăng tổng mức đầu tư của dự án; công tác xử lý kỹ thuật, xử lý lún kéo dài, điều kiện địa chất phức tạp, thời tiết không thuận lợi ảnh hướng đến tiến độ thực hiện, tăng tổng mức đầu tư các dự án", báo cáo của Bộ GTVT nêu rõ.
Cũng theo Bộ GTVT, về cơ bản, trách nhiệm của việc chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên trước tiên thuộc về chủ đầu tư. Tuy nhiên, các yếu tố chủ quan khác như chậm giải phóng mặt bằng, công tác tái định cư kéo dài, thiếu mặt bằng sạch bàn giao cho nhà thầu thi công... cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ tại nhiều dự án, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị.
|
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.