Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trong công văn, FLC xác định lĩnh vực hàng không là mục tiêu mũi nhọn của tập đoàn trong năm 2020 cũng như kế hoạch 5 năm 2020-2025.
Chính vì vậy, Tập đoàn FLC mong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị và UBND tỉnh ủng hộ định hướng phát triển vận tải hàng không, tạo động lực thay đổi đột phá diện mạo nền kinh tế của tỉnh.
Vào tháng 7 vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch cảng hàng không Quảng Trị giai đoạn đến năm 2030.
Theo đó, cảng hàng không Quảng Trị có vị trí tại xã Gio Quang và xã Gio Mai, huyện Gio Linh; nằm ở phía bắc, cách TP. Đông Hà 7km; là sân bay cấp 4C đối với hoạt động khai thác dân dụng và sân bay cấp II đối với hoạt động quân sự
Đây là cảng hàng không nội địa có chức năng vận chuyển hành khách, hàng hóa nội địa và là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự được xây dựng trên diện tích 594 ha.
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất xây dựng tại cảng hàng không Quảng Trị 1 đường cất hạ cánh kích thước 2.400m x 45m, lề đường cất hạ cánh rộng 7,5 m mỗi bên, hướng 04 – 22, kết cấu đường cất hạ cánh đảm bảo khai thác tàu bay A320/321 và tương đương; 1 sân đỗ đáp ứng tối thiểu 5 vị trí đỗ tàu bay A320/321; các công trình đảm bảo hoạt động bay đồng bộ theo đúng tiêu chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.
Cảng hàng không Quảng Trị được quy hoạch xây dựng 1 nhà ga hành khách tại khu vực phía Nam sân đỗ tàu ba, quy mô 2 cao trình, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 10.000m2, công suất 1 triệu hành khách/năm và có đất dự trữ mở rộng khi có nhu cầu…
Theo tính toán, để xây dựng mới cảng hàng không Quảng Trị đáp ứng quy mô quy hoạch nói trên cần khoảng 8.014 tỷ đồng; nguồn vốn dự kiến huy động từ ngân sách Nhà nước, vốn doanh nghiệp, PPP.
Tại Quảng Trị, Tập đoàn FLC đã và đang đề xuất đầu tư 8 dự án trên tổng diện tích đất 484ha với tổng vốn đầu tư dự kiến là 8.855 tỷ đồng, trong đó có 3 dự án về du lịch.
Trước đó, UBND tỉnh đã có văn bản số 2461/UBND-VX ngày 3/6/2019 quy hoạch tổ hợp khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị biển Gio Linh của Tập đoàn FLC. Sau đó, tỉnh cũng đã có Quyết định số 3166 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tổ hợp khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị biển Gio Linh.
Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, FLC đề xuất thực hiện 3 dự án khu du lịch sinh thái tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh gồm: dự án khu du lịch sinh thái Gio Linh 1, Gio Linh 2 và Gio Linh 3 với tổng diện tích 35,57ha, tổng vốn đầu tư 1.303 tỷ đồng. Trong đó khu du lịch sinh thái Gio Linh 1 có diện tích 8,4ha, Gio Linh 2 có diện tích 7,435ha và Gio Linh 3 có diện tích 19,73ha.
Đại diện Tập đoàn FLC cam kết sẽ khẩn trương hoàn thiện các thủ tục còn lại để khởi công dự án trong tháng 10/2020.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng cho biết tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành địa phương và vận động người dân tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Tuy nhiên, đã 3 năm trôi qua, hầu hết các dự án của Tập đoàn FLC đề xuất vẫn chưa được thực hiện.
Ông Hưng nhấn mạnh nếu tập đoàn quyết tâm thực hiện dự án như đã cam kết về tiến độ thì cần khẩn trương hoàn thiện các thủ tục còn lại để tiến hành khởi công thực hiện các dự án.
Tập đoàn TPI của Thái Lan từng đề xuất xây dựng sân bay Quảng TrịTheo tìm hiểu của VietnamFinance, trước đó, UBND tỉnh Quảng Trị và Tập đoàn Đại chúng TPI Polene Power Thái Lan (PTI) đã ký kết biên bản ghi nhớ (MOA) ngày 26/9/2018, về đầu tư và phát triển khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Qua đó, hai bên nhất trí phối hợp nghiên cứu, hợp tác phát triển các dự án: tổ hợp hóa dầu và công nghiệp sản phẩm dầu khí (nếu được Chính phủ cho phép); tham gia nghiên cứu phát triển điện khí từ nguồn khí trong nước và nhập khẩu (nếu được Chính phủ cho phép); xây dựng sân bay Quảng Trị theo mô hình PPP; tham gia nghiên cứu, hợp tác để triển khai cảng biển nước sâu; công nghiệp phụ trợ, cơ sở sản xuất nội thất từ gỗ rừng trồng; điện gió trên mặt biển… Đến trung tuần tháng 11/2018, đại diện Tập đoàn TPI đã có văn bản gửi chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị thông tin tiến độ việc thực hiện các điều khoản liên quan đến biên bản ghi nhớ giữa hai bên. Đặc biệt, Công ty Cổ phần TPI đã được chính thức thành lập và đang tiến hành đăng ký theo hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị. Dự án sân bay Quảng Trị theo hình PPP từng được giao cho Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và dịch vụ Việt Nam (VISC) như là một phần tích hợp trong việc phát triển dự án chung của TPI tại Quảng Trị. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.