'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại một hội thảo mới đây, ông Nguyễn Quốc Bảo Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư vốn và Bất động sản DT24.VN, Chủ tịch CLB Bất động sản VREC & HREC dẫn ra số liệu rất đáng chú ý đó là hiện nay, có trên 10 triệu người Việt Nam ở nước ngoài trong đó có 3,8 triệu người đã đến tuổi nghỉ hưu.
Đặc điểm của nhóm người ở tuổi này là có tích luỹ và trong số đó có 3 triệu người trong nhóm cao tuổi có nhu cầu trở về Việt Nam sinh sống. “Nếu một căn hộ, căn nhà dao động từ 2 - 20 tỷ đồng, thì với 3 triệu căn bán được cho Việt kiều, sẽ thu về khoảng 1 triệu tỷ đồng”, ông Bảo tính toán. Dẫu vậy để bán được sản phẩm cho Việt kiều còn nhiều thách thức.
“Từ năm ngoái sang năm nay, căn hộ chung cư tại khu vực trung tâm TP. HCM đã liên tiếp thiết lập mặt bằng giá mới. Điều này dẫn tới dự định mua căn hộ tại quê nhà của chúng tôi trở nên khó khăn hơn, vượt khả năng chi trả so với dự tính ban đầu”, chị Elena Trương, một Việt kiều Úc chia sẻ sau khi đi khảo sát gần 2 tuần tại các dự án ở khu vực quận 4, quận Bình Thạnh, quận 7 ở TP. HCM.
Còn anh Trí Nhân, một Việt kiều Mỹ có ý định tìm căn hộ để về TP. HCM sinh sống cũng cho hay, khoảng 4 năm nay, anh thuê căn hộ tại khu vực đường Điện Biên Phủ quận Bình Thạnh với giá 1 nghìn USD/tháng và có dự định sẽ tích cóp để mua căn hộ trả góp. Tuy nhiên, càng chờ dự án mới để mua trả góp thì giá càng tăng phi mã. Anh cho biết, so với năm 2018 thì giờ đây, giá căn hộ ở khu vực trung tâm TP. HCM lên tới hơn 100 triệu đồng/m2 là rất đắt đỏ.
Ông Nguyễn Quốc Bảo chia sẻ: "Có người đã ở 5, 10 năm, có người là ông chủ nhưng phần lớn họ thuê nhà hoặc ở khách sạn. Giờ đây nhu cầu nhà ở của người nước ngoài thực sự lớn bởi tâm lý an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên giá cả và thủ tục đang là rào cản rất lớn làm chậm tốc độ mua bán ở thị phần cho Việt kiều”.
(Ảnh minh họa)
Bà Trần Thanh Bích, giám đốc một sàn giao dịch bất động sản (BĐS) tại quận 1 cho hay, bà đã giới thiệu cho rất nhiều nhóm khác là Việt kiều nhưng việc “chốt” cọc không đơn giản do Việt kiều không muốn ở khu vực xa trung tâm vì giao thông của TP. HCM còn chưa thuận lợi. Xu hướng và sở thích cũng dần đổi thay. Trước đây, Việt kiều chỉ cần mua căn hộ nhỏ, dạng 1 phòng ngủ hoặc studio, nhưng hậu đại dịch Covid với xu hướng làm việc ở nhà tăng lên nên khách hàng muốn căn hộ 2-3 phòng ngủ. Nhưng giá cả cho 1 căn như vậy lên tới 10 tỷ đồng cho 100m2 là quá khả năng chi trả của phần lớn khách hàng.
Theo thống kê chung, hiện nhu cầu sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam hơn 1 triệu căn hộ hoặc nhà liền kề. Nhưng nhiều khách hàng cũng khó khăn khi tìm mua sản phẩm khiến thị trường chưa sôi động, chưa kích thích dòng tiền ngoại hối đổ về như tiềm năng.
“Thủ tục mua đang là rào cản khá lớn với phân khúc khách hàng này, khiến lượng giao dịch thành công chắc chắn quá ít so với cầu thực tế. Ví dụ chúng tôi phải nhờ bạn bè, đồng nghiệp Việt Nam đứng tên, do đủ thứ quy định chặt chẽ. Mua nhà không phải như mặt hàng khác, khi ưng ý, chủ nhà muốn bán là phải làm thủ tục ngay, không thì họ sẽ bán cho người khác. Chúng tôi cần có sự hỗ trợ để mua bán tuận tiền", ông Chuk Hu Wang, một doanh nhân người Hàn Quốc bộc bạch.
Cũng theo ông Wang thì sản phẩm nhà ở, căn hộ nghỉ dưỡng tương đối phù hợp với người nước ngoài về thiết kế và không gian sống, nhưng phần lớn lại là sở hữu có thời hạn, tính pháp lý không rõ ràng. “Tâm lý người nước ngoài thì cũng như người dân sở tại, cần phải có “sổ đỏ” mới mua được, vì lúc mình không thích nữa có thể bán đi mua dự án khác. Sản phẩm không có tính thanh khoản tốt thì người nước ngoài càng không mua”, ông Wang nhận xét.
Ông Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc kinh doanh CBRE Việt Nam cho biết, phía công ty ông đã thực hiện nhiều giao dịch với người nước ngoài, về nhu cầu đang rất cao tuy nhiên rất khó trong vấn đề giao dịch và pháp lý. Với gần 5.000 giao dịch đã được CBRE thực hiện thì có 45% thuộc về khách hàng nước ngoài, nhu cầu đứng đầu là thuộc về khách hàng Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore... sau đó là châu Âu, Mỹ.
Theo ông Kiệt, ngoài nhu cầu "an cư lạc nghiệp", người nước ngoài tại Việt Nam và Việt kiều còn có mục đích đầu tư, gia tăng giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, vướng mắc về pháp lý còn là thách thức để chủ đầu tư thoát hàng cho người nước ngoài. Và mô hình sản phẩm sao cho phù hợp với là câu chuyện để ngỏ.
Bà Terresa Kiều, Việt kiều Thụy Điển cho hay, bà đã từng đi xem rất nhiều dự án bất động sản ở TP. HCM, Vũng Tàu, Bình Thuận, đặc biệt là mô hình nghỉ dưỡng, nhưng chưa thực sự có mô hình nào phù hợp với mong muốn.
“Nhu cầu mua sản phẩm địa ốc của Việt kiều lớn tuổi rất dồi dào, họ lại có nguồn tích lũy rất tốt, nhưng không phải là sản phẩm viện dưỡng lão và cũng không hẳn là sản phẩm ở khu du lịch nghỉ dưỡng. Thực sự thì chúng tôi cần sản phẩm đặc trưng hơn, có thể giá cao không thành vấn đề mà quan trọng là tính chất sản phẩm. Những dự án "luxury" giành cho người cao tuổi mà con cái đã định cư nước ngoài hết không có thời gian chăm sóc chu đáo cho bố mẹ. Dự án đó cũng đồng thời thu hút nhiều nhóm người đồng niên muốn tham gia để sinh hoạt cộng đồng và phải đầy đủ dịch vụ phù hợp”.
Không chỉ Việt kiều, ngay cả người nước ngoài sau khi làm việc cũng muốn nghỉ hưu tại đây Việt Nam do có nhiều bãi biển đẹp, khí hậu nhiệt đới ấm áp. Nhưng họ cần những dự án có đầy đủ bệnh viện, phòng khám, câu lạc bộ, phù hợp với lứa tuổi không dễ dàng.
Giám đốc một công ty BĐS ở TP. HCM cho hay, ông cũng từng có ý định làm những khu cao cấp dạng “Club house luxury” với ý tưởng như vậy tại Phan Thiết, Hồ Tràm nhưng để lo được thủ tục pháp lý dự án sao cho sản phẩm được cấp sổ đỏ lâu dài đáp ứng nguyện vọng của khách hàng lại không dễ.
“Bao giờ các dự án nghỉ dưỡng thực sự có lối thoát về tính pháp lý thì mới tính được việc triển khai bán cho Việt kiều hay người nước ngoài. Kể cả căn hộ khu trung tâm TP. HCM cũng mới chỉ dừng họ việc bán cho người Việt thôi, giá cao quá thì người Việt có thể kinh doanh cho thuê cân bằng thu chi chứ để ở Việt kiều mua ở thôi thì xem như thua rồi. Chắc phải chờ TP. HCM đẩy mạnh tháo gỡ cho các dự án đang còn trên giấy, nguồn cung tăng lên thì mới hy vọng nhắm tới khách Việt kiều”, vị giám đốc này cho hay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.