'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo ông Ousmane Dione, trong bối cảnh phát triển bền vững và cạnh tranh hiện nay, Việt Nam nên tập trung vào bốn xu hướng lớn gồm: hình thái thương mại mới, nền kinh tế tri thức, biến đổi khí hậu và già hóa dân số.
Về hình thái thương mại, ông Ousmane Dione nhận định thương mại hiện nay đang chậm lại và điều này tạo ra cạnh tranh lớn hơn cho các nước như Việt Nam.
“Việt Nam đã được hưởng lợi từ một khu vực FDI mạnh - là một động lực mạnh mẽ cho dòng chảy thương mại, đồng thời trực tiếp sử dụng 2,4 triệu người lao động. Tuy nhiên, các nước láng giềng như Campuchia và Myanmar đang nổi lên là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút việc làm sản xuất tay nghề thấp. Trong một số trường hợp, sự thay đổi công nghệ nhanh chóng thậm chí còn dẫn đến việc công ăn việc làm quay trở về nước sở tại của FDI”, ông nói.
Ông Ousmane Dione cho rằng Việt Nam có thể khai thác các hình thái thương mại mới để tạo lợi thế, chẳng hạn tận dụng các thỏa thuận thương mại mới như CPTPP đồng thời tận dụng lợi thế của nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa gia công của một lớp người tiêu dùng đang lớn mạnh ở châu Á.
Về sự trỗi dậy của nền kinh tế tri thức và tự động hóa, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng không có gì ngạc nhiên khi người lao động thế kỷ 21 đòi hỏi phải có một nhóm kỹ năng phức tạp hơn trước đây.
Nhưng thách thức quan trọng là Việt Nam chỉ có 8% lực lượng lao động có trình độ đại học, chưa đủ để tạo bước nhảy vọt vào nền kinh tế tri thức. Các dân tộc thiểu số, người lao động lớn tuổi và một số nhóm thanh niên ở Việt Nam đang đối diện với nguy cơ “đặc biệt rủi ro”.
Xu hướng lớn thứ ba mà ông Ousmane Dione đưa ra là biến đổi khí hậu. Theo ông, Việt Nam đang phải đối diện với những con số nghiêm trọng: tốc độ tăng nhiệt độ mỗi thập kỷ ở Việt Nam từ kể từ những năm 1960 gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu; mực nước biển dâng cao có thể làm cho một phần ba dân số Việt Nam có nguy cơ ngập lụt; thay đổi độ mặn đe dọa 2/3 lượng cá nuôi trồng ở Việt Nam; sụt lún đất kết hợp với tăng độ mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, gây nguy cơ cho sinh kế của 13,6 triệu nông dân trồng lúa..
“Sự chuyển đổi trong cách chúng ta sản xuất và kinh doanh là cần thiết và cần thiết chuyển đổi ngay”, ông nhấn mạnh.
Xu hướng cuối cùng mà Giám đốc Quốc gia WB đưa ra là già hóa dân số của Việt Nam.
“Tôi không phóng đại khi nói rằng Việt Nam sắp trải qua giai đoạn già hóa dân số nhanh nhất trong lịch sử loài người. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đã lên tới đỉnh điểm và đang giảm vào năm nay. Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% vào năm 2017, dự kiến sẽ đạt 21% vào năm 2050. Có nghĩa là cứ năm người thì có một người là người cao tuổi.
“Điều này có nhiều tác động tiêu cực đến nguồn cung lao động của Việt Nam, đến tăng trưởng năng suất dài hạn và đến lao động nữ do họ có thể chịu nhiều gánh nặng nhất trong việc phải chăm sóc người cao tuổi. Mặt khác, ngành công nghiệp chăm sóc có thể sẽ mở rộng để phục vụ cho người cao tuổi, như đang diễn ra ở các nước châu Á phát triển, châu Âu và Mỹ”, ông Ousmane Dione nói.
Bình luận về tác động của các xu hướng lớn trên đối với sự phát triển của Việt Nam, ông Ousmane Dione nói: “Tôi tin rằng sự phát triển bền vững và cạnh tranh của Việt Nam phụ thuộc vào việc có được một nền kinh tế có khả năng chống chịu các xu hướng lớn, đồng thời phát triển và triển khai các loại vốn khác nhau. Cụ thể, có bốn loại vốn lên quan đến chúng ta: thể chế, con người, vật chất do con người tạo ra và tự nhiên”.
Về vốn thể chế, ông Ousmane Dione cho biết đây là thành phần tạo ra môi trường thuận lợi cho khu vực tư nhân tăng trưởng. Vốn thể chế liên quan đến việc xây dựng khả năng chịu đựng cho kinh tế vĩ mô trong khi khuyến khích cải cách cơ cấu cho tăng trưởng dựa trên năng suất.
“Đối với Việt Nam, điều này đòi hỏi phải xác định và hỗ trợ các động lực mới của tăng trưởng, dịch chuyển để vai trò của nhà nước nhẹ hơn, đưa ra các chiến lược phát triển FDI và thị trường vốn có hướng tới tương lai”, ông nói.
Về vốn nhân lực, ông Ousmane Dione nhận định rằng nguồn vốn này có thể thúc đẩy khả năng cạnh tranh của một quốc gia, đặc biệt tại thời điểm có sự thay đổi nhanh chóng.
Tuy nhiên, vốn nhân lực không tự cụ thể hóa, nó phải được xã hội và nhà nước nuôi dưỡng qua các vòng đời. “Trong một xã hội lão hóa có nguồn cung lao động co lại, bạn có thể tưởng tượng tầm quan trọng của việc phát triển và phát triển vốn nhân lực của từng người để đạt tiềm năng cao nhất. Lấy hình ảnh cơ thể con người, có lẽ vốn nhân lực có thể được coi là bộ não của sự phát triển bền vững và cạnh tranh của một quốc gia”, ông Ousmane Dione ví von.
Tương tự như trên, vốn vật chất hoặc do con người tạo ra là xương sống của một nền kinh tế. Nguồn vốn này bao gồm đường sá, cầu, cảng, nhà xưởng, hệ thống thủy lợi và đất đô thị.
“Mục tiêu ở đây là phát triển và triển khai có hiệu quả các loại vốn vật chất hoặc do con người tạo, tối đa hóa vai trò của khu vực tư nhân và đảm bảo rằng dịch vụ phù hợp với nhu cầu. Nếu nghĩ về tương lai, thì cần phải xem xét tác động của thay đổi công nghệ, bao gồm giá năng lượng mặt trời sẽ thấp hơn, hệ thống vận tải công cộng khối lượng lớn chạy không có xung đột, lưới điện thông minh và các cơ hội mới cho các nền kinh tế tuần hoàn và chia sẻ”.
Nguồn vốn cuối cùng mà Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam đưa ra là vốn tự nhiên, bao gồm đất nông nghiệp, rừng và các khu bảo tồn trên cạn, cũng như năng lượng và khoáng sản.
“Ở đây, mục tiêu là sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn vốn tự nhiên, điều chỉnh giá cả, các ưu đãi để tạo ra khả năng phục hồi khí hậu và định hướng quốc gia vào quỹ đạo phát triển carbon thấp hơn đáng kể”, ông nói.
Kết lại, ông Ousmane Dione cho rằng để một quốc gia vững vàng trước các xu hướng lớn, bốn loại vốn phải được phát triển và sử dụng một cách đầy đủ, công bằng và hiệu quả.
“Chúng ta phải giảm chi phí phát triển tất cả các loại vốn. Chúng ta phải đảm bảo rằng mọi người đều có quyền tiếp cận và chúng ta phải tạo ra chất lượng cao nhất có thể.
“Một số vốn, đặc biệt là vốn nhân lực, mất nhiều thời gian hơn để phát triển nhưng có lợi nhuận cao. Vì vậy, thời gian là quan trọng và chúng ta phải hành động ngay bây giờ để giảm thiểu rủi ro hoặc nắm bắt đầy đủ các cơ hội mà các xu hướng lớn đem lại”, ông nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.