'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong một phiên họp ngày 28/02/2018, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã cảnh báo tình trạng “cài cắm câu chữ để bẫy doanh nghiệp”. Trên thực tế, không ít trường hợp pháp luật có các quy định như “phải có trang thiết bị phù hợp”, “phải có đội ngũ nhân sự đáp ứng được yêu cầu”… nhưng lại không giải thích thế nào là “phù hợp” thế nào là “đáp ứng được yêu cầu”.
“Những quy định chung chung, định tính, không rõ ràng này là mảnh đất mầu mỡ cho tham nhũng. Có doanh nghiệp từng nói với tôi: ‘Phòng bì dày thì trang thiết bị phù hợp, mà phong bì mỏng thì trang thiết bị không phù hợp’”, ông Nguyễn Minh Đức cho biết.
Ông Đức nhận định những kẽ hở pháp luật dẫn đến tham nhũng như vậy không phải là hiếm trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong nhiều vụ án tham nhũng thời gian qua, kết luận của Thanh tra Chính phủ, của Kiểm toán Nhà nước nhiều lần khẳng định: những kẽ hở trong các quy định của pháp luật chính là một phần nguyên nhân dẫn đến những vụ án tham nhũng.
Điều đáng nói là đôi khi những quy định đó đã được cài cắm một cách cố tình vào các văn bản pháp luật bởi chính những người soạn thảo. Một phần nguyên nhân là do cán bộ soạn thảo đồng thời cũng sẽ là người thực thi chúng trong tương lai.
Tình trạng tham nhũng chính sách, cố tình cài cắm những quy định có lợi cho mình vào pháp luật khiến việc chống tham nhũng ở Việt Nam trở nên vô cùng khó khăn. Đây là một phần nguyên nhân của tình trạng luôn “đúng quy trình” nhưng thực tế lại có những kết quả vô lý, bởi bản thân quy trình đó đã được thiết kế để tạo kẽ hở cho tham nhũng.
Để hạn chế tình trạng này, ông Nguyễn Minh Đức cho rằng ngoài việc đăng tải công khai, lấy ý kiến rộng rãi đối tượng chịu tác động thì cần thiết phải hoàn thiện cơ chế kiểm soát nguy cơ cài cắm trong xây dựng pháp luật, xây dựng quy trình quản lý.
Hiện nay, quy trình xây dựng pháp luật của Việt Nam vẫn thường xuất phát từ chính cơ quan thi hành đề xuất. Sau đó trải qua các giai đoạn lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra rồi cơ quan có thẩm quyền mới ban hành.
Thông thường, khi lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương, các đơn vị này chỉ phản đối một quy định nếu chúng có liên quan đến bộ ngành, địa phương của mình. Hoạt động thẩm định nếu được giao cho Bộ Tư pháp hoặc Vụ Pháp chế các bộ ngành thì cũng chỉ thường tập trung vào tính thống nhất, nguy cơ trái luật, trái hiến pháp của văn bản chứ ít khi các cơ quan này tập trung ngăn chặn nguy cơ cài cắm chính sách.
“Trong một số trường hợp, dự thảo văn bản pháp luật có được gửi cho các cơ quan có chức năng chống tham nhũng như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Ban Nội chính Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương để lấy ý kiến. Mặc dù vậy, do chưa được giao nhiệm vụ một cách rõ ràng, các cơ quan này thường không chỉ rõ các nguy cơ tham nhũng, tiêu cực trong các dự thảo văn bản pháp luật.
“Tình trạng các bộ ngành ngại ngần khi chỉ ra những nguy cơ tham nhũng, tiêu cực trong dự thảo văn bản của bộ khác cũng là điều dễ hiểu. Một phần vì năng lực, phần nữa vì ngại đụng chạm”, ông Đức nhận xét.
Vị chuyên gia của VCCI cho rằng Việt Nam cần học theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, cách tốt nhất để chống cài cắm chính sách là có một bộ phận chuyên môn độc lập làm việc này.
Các dự thảo văn bản pháp luật phải được gửi cho đơn vị này để lấy ý kiến trước khi trình ký ban hành. Việc góp ý của đơn vị này tập trung vào các nguy cơ tham nhũng, tiêu cực, cài cắm chính sách trong dự thảo được lấy ý kiến đó. Đơn vị này cần được đặt độc lập tại một cơ quan ít tham gia vào quản lý nhà nước như Uỷ ban Kiểm tra, Ban Nội chính hoặc Kiểm toán Nhà nước.
Bộ phận chuyên môn nói trên chỉ cần khoảng 10-15 người, có năng lực chuyên môn tốt, nắm vững các nguyên tắc về công khai minh bạch, về kiểm soát nội bộ, chống xung đột lợi ích trong quản lý nhà nước. Việc phân công dự thảo góp ý giữa những cán bộ này theo nguyên tắc ngẫu nhiên, để tránh hình thành quan hệ thân thiết giữa các bộ trình văn bản và cán bộ góp ý.
Nhiệm vụ của các cán bộ này thuần tuý là nghiên cứu quy định của dự thảo pháp luật, chỉ ra những điểm chưa minh bạch, chưa rõ ràng, định tính, trao quyền quá mức cho cán bộ thực thi trong việc diễn giải pháp luật. Phương pháp làm việc có thể tiến tới chuẩn hoá như cắm cờ đỏ, cờ vàng, cờ xanh tương ứng với các quy định có nguy cơ tham nhũng cao, nguy cơ trung bình, nguy cơ thấp. Việc chuẩn hoá này có thể giúp quan sát được diễn biến của chất lượng văn bản pháp luật của Việt Nam qua thời gian, cũng như so sánh được giữa các bộ ngành, hoặc các tiêu chí khác.
“Đơn vị này không có quyền dừng một dự thảo, nhưng ý kiến của họ phải được báo cáo một cách trung thực, đầy đủ lên cơ quan có thầm quyền ban hành văn bản đó và phải được công khai trước công luận. Chắc chắn, áp lực dư luận, áp lực chính trị sẽ không cho phép một cá nhân có thẩm quyền đặt bút ký vào một dự thảo còn quá nhiều những ‘cờ đỏ’”, ông Đức cho hay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.