'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đây là nội dung đáng chú ý nhất trong Quyết định số 2007/QĐ – TTg ngày 7/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án giao, quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do nhà nước đầu tư, quản lý.
Theo đó, Thủ tướng giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không tại 22 cảng hàng không do nhà nước đầu tư, quản lý theo phương thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong thời hạn từ ngày ban hành Quyết định này đến hết ngày 31/12/2025.
Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quyết định danh mục tài sản kết cấu hạ tầng hàng không để bàn giao cho ACV quản lý, sử dụng, khai thác ngay sau khi quyết định này có hiệu lực.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ban hành quyết định này, Bộ GTVT có trách nhiệm hoàn thành việc rà soát, phân loại, xác định giá trị tài sản bàn giao và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung trong danh mục tài sản kết cấu hạ tầng hàng không giao cho ACV nêu trên với đầy đủ các thông tin về giá trị tài sản để thực hiện việc hạch toán, quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo đúng quy định tại Nghị định số 44/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.
Bộ GTVT cũng được giao chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không trong thời gian giao ACV quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết các phát sinh hoặc có điều chỉnh phù hợp để công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không có hiệu quả, bảo đảm lợi ích nhà nước.
Cục Hàng không Việt Nam được giao trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ và thời hạn báo cáo của doanh nghiệp được giao, quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không; Tổng hợp, kiểm tra và báo cáo Bộ GTVT tình hình quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của ACV.
Trong khi đó, ACV có trách nhiệm và nghĩa vụ lập hồ sơ, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được giao theo quy định của pháp luật về hồ sơ, chứng từ kế toán và lưu trữ.
ACV có trách nhiệm sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng được giao đúng mục đích; không được chuyển nhượng, bán, tặng, cho, thế chấp, góp vốn bằng tài sản kết cấu hạ tầng được giao.
Liên quan đến cơ chế thực hiện quản lý bảo trì, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không, Quyết định số 2007 quy định kinh phí bảo trì, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do doanh nghiệp được giao chịu trách nhiệm thực hiện theo điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do doanh nghiệp được giao quản lý được sử dụng để chi trả chi phí bảo trì, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 99 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Trên cơ sở quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan, căn cứ vào tình trạng kỹ thuật của công trình kết cấu hạ tầng hàng không, quy trình bảo trì, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định hiện hành của nhà nước, ACV lập kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng hàng không hàng năm trình Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, báo cáo Bộ GTVT phê duyệt.
Trên cơ sở kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng hàng không được Bộ GTVT phê duyệt, ACV tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo trì theo quy định của pháp luật. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện chức trách của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không trong công tác bảo trì kết cấu hạ tầng hàng không.
Đối với công tác khắc phục sự cố, sửa chữa đột xuất công trình kết cấu hạ tầng hàng không để bảo đảm khai thác, để bảo đảm vai trò và trách nhiệm của ACV trong công tác bảo đảm an toàn bay, ACV chủ động thực hiện công tác khắc phục sự cố, sửa chữa đột xuất công trình kết cấu hạ tầng hàng không để bảo đảm khai thác kịp thời và chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt hồ sơ, chi phí khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Được biết, các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý đượcc đề cập trong Quyết định số 2007 bao gồm các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không tại 22 cảng hàng không, sân bay này đã không tính vào giá trị doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa ACV và các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không hình thành sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được bàn giao lại cho Nhà nước quản lý do Bộ GTVT làm đại diện chủ sở hữu.
Theo ACV, hệ thống tài sản kết cấu hạ tầng hàng không tại 22 sân bay do Nhà nước đầu tư có giá trị khoảng 8.550 tỷ đồng (chưa tính hệ thống đường cất, hạ cánh tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang được đầu tư cải tạo với giá trị hơn 4.000 tỷ đồng), bao gồm hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn, hệ thống hỗ trợ hạ cánh chính sách, đèn tín hiệu, biển báo, tường rào trạm gác, trạm biến thế, máy phát điện, xe cắt cỏ, xe quét đường băng…; vật tư thiết bị dự phòng trị giá 2.785 tỷ đồng; hệ thống khí tượng hơn 380 tỷ đồng.
Trước khi thực hiện cổ phần hóa ACV, các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước quản lý nằm trong giá trị tài sản của ACV. Đơn vị này chịu trách nhiệm đầu tư, quản lý, khai thác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật liên quan bằng nguồn vốn của ACV.
Song, sau cổ phần hóa ACV, việc thực hiện công tác bảo trì, đầu tư nâng cấp, mở rộng khối tài sản này gặp nhiều khó khăn.
Trong khi Nhà nước phải chật vật lo vốn để bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không, đặc biệt là hệ thống đường cất, hạ cánh tại 22 cảng hàng không, thì dù dư thừa hơn 20.000 tỷ đồng tiền mặt trong tài khoản, nhưng ACV (hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ năm 2015) lại không thể ứng vốn để sửa chữa bởi những quy định chặt chẽ của Luật Đầu tư công.
Điều đáng báo động là hiện nay, nhiều đường cất, hạ cánh, đường lăn tại cảng hàng không đã vượt tần suất khai thác so với thiết kế ban đầu, xuất hiện hư hỏng lớn, có nguy cơ uy hiếp an toàn bay và có thể dẫn tới phải đóng cửa đường băng bất cứ lúc nào.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, việc giao ACV quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không, nhưng không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có ưu điểm là phù hợp với pháp luật hiện hành, đảm bảo quy định về “Người khai thác cảng hàng không” theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và nguyên tắc “mỗi cảng hàng không, sân bay có một người khai thác”, đồng thời đảm bảo tính sẵn có và kế thừa bộ máy năng lực, kinh nghiệm của ACV.
Đặc biệt, giao ACV sẽ giúp đảm bảo không tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước, do việc đầu tư được thực hiện bởi ACV trên cơ sở nguồn thu từ hoạt động khu bay và nguồn tiền ứng trước của ACV được hoàn trả lại thông qua nguồn thu từ hoạt động khu bay trong khoảng thời gian nhất định.
Điều này đặc biệt quan trọng khi mà nguồn thu từ hoạt động khai thác khu bay hiện nay chỉ đủ bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên chứ chưa đủ để đầu tư, nâng cấp trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách ngày một hạn chế.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.