Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND TP. Hà Nội, UBND TP. HCM, UBND TP. Đà Nẵng, Cục Hàng không Việt Nam về việc hỗ trợ khách du lịch đang ở lại TP. Đà Nẵng trở về địa phương.
Theo đó, Bộ GTVT cho biết đã nhận được công văn của UBND TP. Đà Nẵng về việc hỗ trợ khách du lịch đang ở lại thành phố trở về địa phương (1.695 du khách, trong đó 961 khách trở về Hà Nội, 734 khách trở về TP. HCM).
Về vấn đề này, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các hãng hàng không tổ chức phương án vận chuyển các khách du lịch đang ở lại TP. Đà Nẵng về cảng hàng không quốc tế Nội Bài và cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đảm bảo đúng quy định về phòng chống dịch của Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của TP. Đà Nẵng, TP. Hà Nội và TP. HCM trong việc đón, trả khách tại các cảng hàng không Đà Nẵng, Nội Bài và Tân Sơn Nhất; đảm bảo yêu cầu về phòng, chống dịch của Bộ Y tế.
Bộ GTVT cũng đề nghị các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại các cảng hàng không xem xét hỗ trợ, miễn giảm các loại giá dịch vụ hàng không đối với các chuyến bay chở các khách du lịch đang ở lại TP. Đà Nẵng về địa phương theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với UBND TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Đà Nẵng, Bộ GTVT yêu cầu chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Cục Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không để thực hiện việc đón, trả khách du lịch đang ở lại TP. Đà Nẵng do thực hiện giãn cách xã hội được trở về địa phương và thực hiện các biện pháp giám sát, cách ly y tế tại địa phương theo quy định.
Trước đó, tại cuộc họp thường trực chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 hồi cuối tháng 7/2020, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo tăng cường phương tiện và hoạt động vận tải để đưa khách du lịch rời khỏi TP. Đà Nẵng trong thời gian sớm nhất có thể. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lâm Đồng về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XlV.
Theo đó, cử tri tiếp tục phản ánh tiến độ dự án thu phí tự động không dừng của các trạm thu phí trên cả nước đến nay vẫn chưa hoàn thành theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là trước 31/12/2019 phải bàn giao toàn bộ việc quản lý, vận hành trạm thu phí dịch vụ sử dụng theo hình thức điện tử tự động không dừng.
Cử tri đề nghị Bộ GTVT nêu rõ nguyên nhân, trách nhiệm của người đứng đầu và giải pháp, lộ trình cụ thể để hoàn thành.
Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ GTVT cho biết đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai hệ thống thu phí đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng, trong đó đã nêu rõ nguyên nhân dẫn đến tiến độ thực hiện hệ thống thu phí tự động không dừng chưa đáp ứng được theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ GTVT cũng đã thực hiện kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân của các cơ quan đơn vị liên quan trong việc chậm triển khai dự án thu phí đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng. Đồng thời, Bộ GTVT đã chỉ đạo xây dựng các giải pháp và lộ trình thực hiện để đảm bảo mục tiêu cơ bản hoàn thành trong năm 2020.
Ngày 17/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, trong đó yêu cầu cụ thể là đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng phải vận hành ngay việc thu phí điện tử không dừng.
Đối với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đang hoạt động, chưa lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng chậm nhất đến ngày 31/12/2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng theo quy định của quyết định này.
Hiện nay, Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị tham mưu và Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại, đảm bảo tất cả các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống quốc lộ phải hoàn thành lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng trước 31/12/2020. (Xem thêm)
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi kiểm tra dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Theo đó, Thủ tướng nhận định việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm kết nối tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương, hình thành tuyến đường cao tốc TP. HCM - Cần Thơ và tiếp tục triển khai đoạn Cần Thơ - Cà Mau theo quy hoạch. Việc này sẽ giúp giảm tải cho tuyến quốc lộ 1A, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Để đảm bảo mục tiêu thông tuyến cao tốc Trung Lương trong năm 2020 và hoàn thành trong năm 2021, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Tiền Giang cùng với nhà đầu tư dự án, Bộ GTVT, các đơn vị tư vấn, đơn vị thi công và các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu các giải pháp thi công, đẩy nhanh tiến độ dự án; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát vốn và tài sản nhà nước.
Với Bộ GTVT, Thủ tướng yêu cầu sớm thống nhất với nhà đầu tư dự án và UBND tỉnh Tiền Giang về vị trí trạm thu phí hoàn vốn cho dự án đường cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cần khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng đồng bộ dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 (khởi công gói thầu phần cầu chính trong tháng 8/2020) và dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (khởi công trong tháng 12/2020), đảm bảo kết nối đồng bộ với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Thủ tướng cũng lưu ý Bộ GTVT ưu tiên nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau trong trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, kết hợp đẩy mạnh kêu gọi xã hội hóa đầu tư nhằm hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ - Cà Mau. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai về dự án nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai (giai đoạn 2).
Cụ thể, về dự án đường sắt Yên Viên - Lào Cai và Hà Khẩu, cử tri đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai các hợp phần thuộc Dự án nâng cấp cải tạo tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai (giai đoạn 2) để đáp ứng yêu cầu vận tải trên tuyến.
Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Giao thông vận tải cho biết để đảm bảo an toàn giao thông và đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường sắt ngày một gia tăng trên hành lang Đông - Tây, thời gian vừa qua Bộ đã triển khai dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai (giai đoạn 1) và đã hoàn thành đưa vào khai thác từ năm 2014.
Hiện nay, để chuẩn bị danh mục trong kế hoạch đầu công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông vận tải đã giao Ban Quản lý dự án đường sắt làm chủ đầu tư để triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt kết nối ray giữa ga Lào Cai (Việt Nam) với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc).
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải cũng đã chỉ đạo Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng phương án kết nối và triển khai các thủ tục để thúc đẩy tiến độ đàm phán, thỏa thuận điểm nối ray giữa Việt Nam với Trung Quốc làm cơ sở triển khai nghiên cứu đầu tư dự án kết nối nêu trên.
Tuy nhiên, qua nhiều lần trao đổi, đến nay phía Trung Quốc vẫn chưa có phản hồi đối với phương án đề xuất của phía Việt Nam.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Bộ Giao thông vận tải, phương án thỏa thuận điểm nối ray với phía Trung Quốc và nguồn lực được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông vận tải sẽ cân đối, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. (Xem thêm)
Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 112 về việc chuyển đổi phương thức đầu tư 3 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 từ BOT sang đầu tư công, gồm các đoạn: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây.
Theo đó, Chính phủ giao Bộ GTVT thực hiện thẩm quyền quyết định đầu tư, phê duyệt điều chỉnh 3 dự án thành phần. Mục tiêu là khởi công xây dựng các dự án từ tháng 9/2020, để chậm nhất đến cuối năm 2022 phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, tới nay công tác giải phóng mặt bằng tại 8 đoạn cao tốc trên (3 đầu tư công, 5 đầu tư BOT) cơ bản đạt trên 85%, với tổng số tiền giải ngân trên 12.000 tỷ đồng. Phần mặt bằng vướng mắc còn lại chủ yếu liên quan tới hạ tầng kỹ thuật (diện, nước, viễn thông), chủ yếu chậm do thủ tục phải theo quy trình, khi xong thủ tục sẽ di dời được ngay.
Bộ GTVT và các địa phương phấn đấu đến tháng 9 tới sẽ cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng. Đảm bảo khi đấu thầu tìm được nhà thầu sẽ khởi công ngay gói thầu đầu tiên vào tháng 9 tới; còn các dự án BOT khi mở thầu, đàm phán hợp đồng đã cơ bản xong mặt bằng, nhà đầu tư huy động được vốn có thể khởi công ngay.
Về 3 đoạn chuyển sang đầu tư công, theo ông Nhật, trước khi chuyển sang đầu tư công, các thủ tục đã cơ bản hoàn thành như thiết kế kỹ thuật, hồ sơ đầu tư, dự toán, hồ sơ mời thầu… Với Nghị quyết 112 của Chính phủ, Bộ GTVT sẽ quyết định chuyển tiếp các thủ tục đã thực hiện từ BOT sang đầu tư công, thực hiện đấu thầu công khai chọn nhà thầu.
“Chúng tôi cố gắng hoàn thành những công việc còn lại, đảm bảo khởi công gói thầu đầu tiên vào tháng 9 tới theo đúng chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ”, ông Nhật nói.
Theo ông Nhật, Bộ GTVT sẽ cùng các địa phương nỗ lực để khởi công khi cơ bản xử lý xong mặt bằng. Như thế, vừa đảm bảo tiến độ vừa đảm bảo chất lượng công trình. (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.