Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bộ GTVT vừa có quyết định cảnh cáo 2 nhà thầu là Công ty TNHH Thương mại Khánh Thiện, Công ty TNHH MTV Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không ADDC do thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, chậm xử lý các phát sinh, vi phạm tiến độ hợp đồng sửa sân bay Nội Bài.
Bộ GTVT yêu cầu 2 nhà thầu trên khắc phục các tồn tại, tập trung nhân lực, nguồn lực triển khai dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ và tuyệt đối an toàn.
Ban quản lý dự án Thăng Long (đại diện chủ đầu tư) được giao căn cứ theo hợp đồng tổ chức quản lý nhà thầu đảm bảo chặt chẽ và kịp thời xử lý các vi phạm theo đúng quy định hợp đồng.
Dự án cải tạo đường băng sân bay Nội Bài được khởi công vào tháng 9/2020, với tổng mức đầu tư 2.030 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn. Trong đó, nhà thầu sẽ sửa chữa đường băng 1B trong giai đoạn 1 và đường băng 1A trong giai đoạn 2, hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2022. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa có văn bản về việc thành lập tổ công tác đặc biệt thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tại các dự án do Bộ này quản lý.
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể là tổ trưởng tổ công tác đặc biệt này. Tổ phó là Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm. Các thành viên tổ công tác là thủ trưởng các đơn vị như: Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Vụ Đối tác công - tư, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính, Thanh tra Bộ...
Nhiệm vụ của tổ công tác là đôn đốc, kiểm tra, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công tại các dự án. Rà soát, tổng hợp đề xuất giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện, giải ngân dự án theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời tham mưu đề xuất Lãnh đạo Bộ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề mới phát sinh, vượt thẩm quyền.
Tổ công tác cũng có nhiệm vụ tham mưu Bộ trưởng xử lý nghiêm khắc đối với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. (Xem thêm)
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định do Phó thủ tướng Lê Văn Thành ký thay Thủ tướng Chính phủ.
Kết quả chủ yếu của quy hoạch mạng lưới đường bộ, đến năm 2030, cả nước có khoảng 5.004km đường bộ cao tốc (tăng khoảng 3.841km so với với năm 2021), đến năm 2050 mạng lưới đường bộ cao tốc cơ bản hoàn thiện với 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014km.
Cụ thể, trục dọc Bắc Nam (2 tuyến), gồm tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (từ Lạng Sơn - Cà Mau) chiều dài khoảng 2.063km, quy mô 4 - 10 làn xe; tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, chiều dài khoảng 1.205km, quy mô 4 - 6 làn xe.
Khu vực phía Bắc gồm 14 tuyến, chiều dài khoảng 2.305km, quy mô 4 - 6 làn xe; khu vực miền Trung - Tây Nguyên gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.431km, quy mô 4 - 6 làn xe; khu vực miền Nam gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.290 km, quy mô 4 - 10 làn xe.
Vành đai đô thị Thủ đô Hà Nội gồm 3 tuyến, chiều dài khoảng 425km, quy mô 4 - 6 làn xe; vành đai đô thị TP. HCM gồm 2 tuyến, chiều dài khoảng 295km, quy mô 4 - 8 làn xe.
Về quốc lộ, cả nước sẽ có 172 tuyến, tổng chiều dài khoảng 29.795km (tăng 5.474km so với năm 2021), phân chia thành quốc lộ chính yếu và thứ yếu, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III đối với đoạn đường thông thường và cấp IV đối với đoạn khó khăn.
Về đường bộ ven biển, sẽ đi qua địa phận 28 tỉnh, thành phố, tổng chiều dài khoảng 3.034km, quy mô 2 - 4 làn xe, hướng tuyến các đoạn không đi trùng các quốc lộ, cao tốc được quyết định trong quy hoạch tỉnh. Bộ GTVT đầu tư đoạn đi trùng quốc lộ, cao tốc; các địa phương ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư các đoạn còn lại trước năm 2030. (Xem thêm)
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam có công hàm gửi Bộ GTVT chuyển thư của Thứ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) phản ánh việc chậm thanh toán cho các nhà thầu Hàn Quốc tại các dự án cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam.
Đáng chú ý, danh mục các dự án, gói thầu chậm thanh toán cho nhà thầu Hàn Quốc đều là các dự án trọng điểm.
Cụ thể, tại dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC), hiện các gói thầu đang chậm thanh toán: A4, A5.
Dự án Xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (chủ đầu tư VEC) gói thầu chậm thanh toán: A1-3.
Dự án Xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đoạn TP. HCM - Dầu Giây (chủ đầu tư VEC) gói thầu chậm thanh toán: PK3.
Tại dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (chủ đầu tư là Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI)) hiện các gói thầu đang chậm thanh toán là gói EX4, EX 6, EX7.
Dự án cầu dự án cầu Vàm Cống (Ban quản lý dự án Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận) các gói thầu chậm thanh toán là CW 3A và 3B 3.
Dự án đường nối cầu Nhật Tân với sân bay Nội Bài (Ban Quản lý dự án 85 là chủ đầu tư), gói thầu chậm thanh toán là PK5 4. (Xem thêm)
Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký quyết định thành lập hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là chủ tịch hội đồng. Phó chủ tịch hội đồng là thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các ủy viên hội đồng gồm lãnh đạo các bộ, cơ quan: GTVT, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của hội đồng thẩm định nhà nước. Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.
Dự án đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đi qua An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng được đầu tư theo hình thức PPP, dự kiến khởi công vào năm 2022. (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.