Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tình hình phát triển của Vietnam Airlines 5 tháng đầu năm 2021 ở mức cực kỳ báo động, thậm chí phải đối mặt với rủi ro phá sản. Tuy nhiên, để biết được thực trạng thua lỗ đầy đủ tất cả các Vietnam Airlines, chỉ một vài số liệu là chưa đầy đủ.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ nêu ra các con số cụ thể về tình trạng thua lỗ của Vietnam Airlines . Còn lại, thông tin về các hãng hàng không khác như Vietjet, Bamboo Airways… chỉ được Bộ đề cập duy nhất thông tin về mức thiếu hụt dòng tiền của Vietjet hiện nay khoảng 10.000 tỷ đồng.
Lý do có sự khác biệt này vì Vietnam Airlines hiện vẫn là doanh nghiệp mà vốn Nhà nước chi phối đến 86%, mọi báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính đều ở mức minh bạch và chịu sự giám sát cao nhất của các cơ quan quản lý cũng như thị trường. Trong khi các doanh nghiệp hàng không tư nhân thì chỉ chịu trách nhiệm lớn nhất trước cổ đông.
Do đó, nếu chỉ nhìn báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì thấy được mặt thua lỗ ở Vietnam Airlines, nhưng sẽ là thiếu toàn diện nếu không được đặt trong bức tranh hàng không chung ở góc độ đầy đủ.
Tại Việt Nam, hiện hãng hàng không nào cũng thua lỗ lớn, tàu nằm sân la liệt, số chuyến bay vận hành ở mức thấp nhất. Nhưng khi nhắc đến thua lỗ hay nguy cơ phá sản, dư luận và các cơ quan quản lý lại hướng tới Vietnam Airlines đầu tiên?
Thứ nhất đây là Hãng hàng không do Nhà nước sở hữu đến 86% vốn điều lệ, cổ đông lớn nữa là Hãng hàng không quốc gia Nhật Bản (ANA) nên “nhất cử nhất động” về tình hình của hãng đều thể hiện minh bạch trên các báo cáo tài chính.
Đồng thời, hãng cũng luôn phải cập nhật tình hình sản xuất- kinh doanh cho các cơ quan quản lý nên bức tranh tài chính của Vietnam Airlines đầy đủ thông tin và chịu sự giám sát cao nhất.
Mặt khác, Vietnam Airlines có quy mô vận chuyển trong và ngoài nước chiếm một nửa thị trường hàng không quốc gia nên mọi sự thay đổi của hãng cũng được quan tâm hàng đầu so với các hãng còn lại. (Xem thêm)
Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu XL1 - thi công (bao gồm xây lắp và khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) đoạn Km380+000 - Km389+900 tại dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu.
Theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải, đơn vị trúng thầu là liên danh Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Xây dựng Đèo Cả.
Giá trị trúng thầu của gói thầu XL1 là hơn 1.158 tỷ đồng (bao gồm dự phòng và 10% thuế VAT). Gói thầu này sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện hợp đồng 24 tháng.
Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu có tổng mức đầu tư 7.293,2 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị 4.305,9 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 1.778,1 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác 553 tỷ đồng; chi phí dự phòng 656 tỷ đồng. Thời gian xây dựng dự án khoảng 2 năm, hoàn thành năm 2023. (Xem thêm)
Ban quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông Vận tải) và liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung – Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vừa tổ chức ký hợp đồng gói thầu XL3 - thi công (bao gồm xây lắp và khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) đoạn Km364+410,75 – Km380+000, tại dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn.
Theo đó, gói thầu XL3 có giá trúng thầu là 1.144,4 tỷ đồng, là loại hợp đồng hỗn hợp. Trong đó, phần khảo sát được thực hiện theo đơn giá cố định; phần thiết kế bản vẽ thi công thực hiện trọn gói; phần xây lắp thực hiện theo đơn giá điều chỉnh.
Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn được chuyển đổi từ phương thức đầu tư đối tác công-tư (PPP) sang đầu tư công theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Dự án này có chiều dài 43km đi qua địa phận tỉnh Thanh Hóa với tổng mức đầu tư khoảng 5.534 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị 3.193,2 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 1.494 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác 328,8 tỷ đồng; chi phí dự phòng (không bao gồm giải phóng mặt bằng) 518,3 tỷ đồng.
Thời gian xây dựng dự án khoảng 2 năm, hoàn thành năm 2023. (Xem thêm)
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 60 về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 (đã khởi công và sắp khởi công).
Chính phủ quyết nghị cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi dự án đường cao tốc đi qua được thực hiện một số “cơ chế đặc thù”.
Cụ thể, các địa phương này sẽ được phê duyệt các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã có trong quy hoạch khoáng sản liên quan, đủ tiêu chuẩn và chỉ phục vụ thi công dự án đường cao tốc là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Đối với khu vực khoáng sản mới (chưa cấp phép thăm dò, khai thác), chỉ cấp cho nhà đầu tư (đối với dự án theo hình thức PPP và BOT), nhà thầu (đối với dự án đầu tư công) thi công dự án đường cao tốc khi có đề nghị và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
Nội dung giấy phép khai thác phải quy định trách nhiệm huy động toàn bộ công suất khai thác ghi trong giấy phép để cấp vật liệu cho dự án đường cao tốc.
Đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (trừ cát, sỏi lòng sông, cửa biển) đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác, được phép quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác (không tăng trữ lượng đã cấp phép) mà không phải lập dự án đầu tư điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường) hoặc giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường nhưng phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường trong khai thác. (Xem thêm)
Trao đổi với VietnamFinance, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết: Từ đầu năm đến nay, cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đã giải ngân 1.417 tỷ đồng/2.931 đạt 48% kế hoạch. Nhờ nguồn vốn trên, hiện cả 5 gói thầu đang đồng loạt tăng tốc thi công.
Ông Lương Hồng Quân, Ban Quản lý dự án Thăng Long (Ban QLDA Thăng Long) cho biết: Hiện tại, các nhà thầu đã tập trung tối đa máy móc, thiết bị, duy trì đủ nhân lực để tổ chức thi công đồng loạt 5 gói thầu nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
“Cụ thể, có 63 mũi thi công trên toàn tuyến gồm gói 10-XL: 11 mũi thi công; Gói 11-XL: 16 mũi thi công; Gói 12-XL có 8 mũi thi công; Gói 13-XL: 9 mũi thi công và Gói 14-XL có 19 mũi thi công”.
Ngoài ra, công tác huy động tư vấn giám sát (TVGS), thầu phụ, phòng thí nghiệm hiện trường, văn phòng điều hành,... đều đáp ứng yêu cầu.
“Tính đến thời điểm hiện tại, tổng sản lượng của toàn dự án thi công đạt 751 tỷ/6.852,95 tỷ đồng giá trị hợp đồng đã ký tương ứng 11,0% kế hoạch. Tổng giải ngân toàn dự án đạt 2.060 tỷ đồng/6.852,95 tỷ đồng”, ông Quân cho biết.
Liên quan đến giải phóng mặt bằng (GPMB), theo báo cáo của Ban QLDA Thăng Long, hiện đã GPMB 62/63,37km (đạt 98%). Đến nay, việc triển khai thi công dự án cơ bản đảm bảo tiến độ theo yêu cầu.
Tuy nhiên, tại dự án đang vấp phải khó khăn do "khan hiếm" vật liệu có thể dẫn tới nguy cơ chậm tiến độ so với kế hoạch.
Để khắc phục tình trạng trên, Ban QLDA Thăng Long đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình giải quyết khó khăn liên quan đến vật liệu đất đắp dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45. (Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.