Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, tại khoản 3, Điều 3 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.
Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mặc dù chưa có văn bản nào quy định yêu cầu phải công khai hay phải bảo mật hợp đồng BOT nhưng hiện nay hầu hết các hợp đồng BOT đều kèm theo một điều khoản bảo mật.
Nhiều quốc gia trên thế giới quan niệm rằng quyền lực nhà nước là do dân ủy thác cho. Vậy nên khi nhà nước nhân danh người dân ký kết hợp đồng với bên khác thì phải công khai cho dân biết. Như vậy, một dự án đường bộ không liên quan đến quốc phòng, an ninh thì không thể được xếp vào diện bí mật nhà nước để giữ bí mật với nhân dân.
Hơn nữa, cần phải thống nhất rằng minh bạch là giải pháp duy nhất để loại bỏ những tiêu cực tại dự án BOT. Nếu còn bảo mật sẽ còn nhiều góc khuất tại các BOT. Ngoài ra, nội dung hợp đồng dự án gồm những gì cũng được Nghị định quy định rất rõ. Như vậy, hợp đồng này không có lý do gì là bí mật để không được công bố công khai.
Trao đổi với VietnamFinance, ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội, cho biết tại Điều 76 trong hợp đồng BOT có quy định không được tiết lộ thông tin ngoại trừ nhân viên làm việc trực tiếp, ngân hàng và một số đơn vị liên quan... Theo hợp đồng này, những thông tin bảo mật là những thông tin về thương mại, liên quan đến nội dung hợp đồng.
“Tôi cho rằng điều này trái với quy định. Tại sao hợp đồng kinh tế không đóng dấu mật lại là mật? Hợp đồng không cho ai biết thì làm sao mà giám sát được. Cho nên ở Cai Lậy, Tân Đệ, Mỹ Lộc mới xảy ra như thế, nhiều dự án khác mới có sự phản hồi thiếu tích cực...”, ông Liên nói.
Trả lời về vấn đề tại sao hợp đồng BOT lại đóng dấu mật, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: Hợp đồng BOT không đóng dấu mật và không phải là bảo mật. Mặt khác, hiện chưa có quy định cụ thể nên nếu công khai hợp đồng BOT thì chưa biết công khai như thế nào.
“Trong Luật mới về PPP (đối tác công - tư), Bộ GTVT cũng đặt vấn đề có nên điều chỉnh để đưa lên mạng hợp đồng BOT hay không. Tôi cho là cần thiết. Còn việc công bố tất cả hợp đồng hay không cũng không có quy định, nhưng hàng tỷ hợp đồng mà cứ phải đưa lên mạng thì cũng rất là khó”, ông Đông nói.
Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Nghị quyết 83/NQ-CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ sẽ giúp hoàn thiện chính sách, pháp luật, bảo đảm phát huy hiệu quả việc đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, PPP hiện nay.
Đáng chú ý, Nghị quyết 83/NQ-CP đã quy định rõ nội dung nghiên cứu xây dựng mẫu hợp đồng BOT, PPP áp dụng cho ngành giao thông, trong đó phải loại bỏ các điều khoản bí mật.
Mặt khác, nếu trong quá trình triển khai Nghị quyết, phát hiện ra những dự án đặt sai vị trí, thời gian thu phí kéo dài, có lợi ích nhóm… thì cần cương quyết khắc phục, kể cả trường hợp nhà nước phải mua lại trạm thu phí đó.
"Nghị quyết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông vận tải theo hình thức họp đồng BOT, BT nói riêng. Đồng thời, sẽ tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ, giúp cho các nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài, tham gia vào việc hợp tác công tư, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và lợi ích của nhà đầu tư", ông Hà kỳ vọng.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.