Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo phản ánh của các lái xe, mức phí đi qua trạm BOT Mỹ Lộc quá cao, đắt hơn nhiều so với các tuyến cao tốc thu phí kín. Nhiều tài xế còn thắc mắc về việc "đi 3,9km mất 30.000 đồng tiền phí" ở trạm BOT Mỹ Lộc. Cùng với đó là vị trí đặt trạm BOT Mỹ Lộc có nhiều bất cập.
Tai Bộ GTVT, những tài xế này đề nghị lãnh đạo bộ GTVT làm rõ có hay không BOT Mỹ Lộc thu tiền từ năm 2009 khi dự án còn chưa hoàn thành, việc thu tiền khi người dân chưa sử dụng dịch vụ của BOT là đúng hay sai theo quy định của pháp luật? Căn cứ thông tư nghị định nào mà trạm BOT này được thu phí khi dự án còn trên giấy? Vì theo Thông tư 90/2004/TT-BTC không cho phép điều đó?
Ngoài ra, đề nghị Bộ GTVT công khai Hợp đồng, các phụ lục hợp đồng, bản vẽ thiểt kế, bản vẽ hoàn công và các thủ tục nghiệm thu thanh quyết toán, quá trình hình thành và vận hành bao gồm các chi phí mua sắm trang thiết bị liên quan cũng như phương án tài chính tại BOT Mỹ Lộc đế người dân hiểu và giám sát. Vì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là người ký hợp đồng nhưng nhân dân là người phải trả tiền nên cần minh bạch thông tin.
"Có hay không việc nhà nước đầu tư tuyến đường 21,2km chi phục vụ 3,9km BOT? Nếu không thì người dân làm thế nào để đi hết tuyến đường 21,2km này? Tại sao Bộ GTVT không gợi ý phương án cho UBND tỉnh Nam Định đầu tư tuyến đường 550m sang bên tuyến đường 21A cũ để người dân lựa chọn phương án không muõn đi đường BOT?", các tài xế đặt nghi vấn.
Các tài xế hỏi thêm, Bộ GTVT có ý kiến gì khi UBND tỉnh Nam Định quyết định mờ rộng thêm 5m mỗi bên nằm trên chính dự án BOT 3,9km? Đây có phải là việc sử dụng ngân sách một cách vô tội vạ (làm đẹp thêm cho sản phấm BOT để BOT thu tiền của người dân), vậy bây giờ người dân quyết đòi đi trên tuyến đường 5m của tuyến BT đã mở rộng này có vi phạm pháp luật không? Đòi hỏi đó có chính đáng không?
Lái xe cũng phản ánh, dự án BOT Mỹ Lộc có lúc thu tới 9.000 đồng/km liệu có phải là BOT thu đắt nhất cả nước không (trong khi ngay cả tuyến cao tốc hiện đại nhất là Hà Nội – Hải Phòng mới chỉ thu 2.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn). Vậy căn cứ vào đâu mà dự án BOT Mỹ Lộc tăng đến 35.000 đồng/lượt xe tiêu chuẩn? Trong khi trong hợp đồng muốn tăng phí phải có lộ trình, vậy lộ trình và cách tính toán thế nào mà dự án BOT này tăng phí vô tội vạ như vậy?
Hiện cả BOT Tân Đệ và BOT Mỹ Lộc tại Nam Định đều đã xả trạm không thu phí, người dân túc trực nơi đây 24/24, các tài xế đặt câu hỏi Bộ GTVT có ý kiến gì về việc này, có định tổ chức thu phí lại không? Nếu Bộ GTVT chưa tìm được phương án đề nghị tạm thời xả trạm đến khi có phương án phù hợp để người dân không phải trực ở đây 24/24 nữa.
Trước rất nhiều ý kiến phản ánh của lái xe, trao đổi với VietnamFinance, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, hôm nay là ngày tiếp dân cuối cùng trong tháng 8/2018. Đúng là có sự việc lái xe tụ tập đông người trước cổng Bộ GTVT, hiện Bộ đã tiếp nhận thông tin, đồng thời, yêu cầu các cục, vụ đưa ra phương án xử lý trong thời gian sớm nhất nhằm ổn định tình hình đời sống người dân và trật tự an ninh xã hội nơi đặt trạm thu phí.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.