Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 10/2, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đã chủ trì phiên họp thứ nhất của tổ công tác triển khai thực hiện dự án xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô.
Tổ công tác do ông Chu Ngọc Anh làm tổ trưởng. Thành viên của tổ gồm: ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội; ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài Chính... và lãnh đạo các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh đây là phiên họp đầu tiên nhưng hết sức quan trọng nhằm phân công nhiệm vụ cho các thành viên của tổ công tác.
Đây cũng là phiên họp quyết nghị phương án tiền khả thi đầu tư dự án để kịp thời trình Chính phủ vào ngày 10/3 tới đây theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thường trực Thành ủy TP. Hà Nội cũng đã xác định chủ trương triển khai dự án là những nội dung lớn, là cơ sở, tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị cũng như đời sống nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND TP. Chu Ngọc Anh đề nghị các thành viên tổ công tác, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan đến dự án căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung đóng góp ý kiến, rà soát hướng tuyến, quy mô đầu tư của dự án; rà soát việc điều phối ngân sách Trung ương và địa phương sao cho hợp lý, hài hòa và khả thi.
Từ đó, tổ công tác sẽ tổng hợp để có báo cáo giải trình về đề xuất đầu tư; đưa ra định hướng đầu tư đảm bảo chất lượng và đáp ứng tiến độ Chính phủ đã đề ra.
Theo thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp về dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội, người đứng đầu Chính phủ thống nhất với đánh giá của các bộ, cơ quan về tính cấp thiết và cấp bách phải đầu tư dự án xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô.
Thủ tướng yêu cầu TP. Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên cần đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đầy đủ thủ tục theo quy định để trình Chính phủ xem xét thông qua chậm nhất ngày 10/3, bảo đảm kịp trình Bộ Chính trị, Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 trước ngày 20/3.
Thủ tướng cũng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô theo hình thức đầu tư hỗn hợp, chia tách thành 3 dự án thành phần, trong đó dự án thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng tái định cư và dự án đầu tư xây dựng đường đô thị, đường song hành thực hiện theo hình thức đầu tư công (cơ cấu hợp lý, khả thi giữa vốn trung ương và vốn địa phương); dự án đầu tư đường cao tốc theo hình thức PPP (hợp đồng BOT) trong đó tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư.
Một số cơ chế đặc thù tương tự như đối với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua và nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025; không kiến nghị cơ chế chuyển đổi hình thức đầu tư.
Dự án vành đai 4 - vùng Thủ đô có tổng chiều dài dự kiến là 111,2km. Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 94.127 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn của nhà đầu tư và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Thời gian thực hiện dự kiến giai đoạn 2021 - 2028. Dự án đi qua địa phận 3 tỉnh, thành phố. Trong đó, đoạn qua TP. Hà Nội dài 58,2km; đoạn qua tỉnh Hưng Yên dài 19,8km; đoạn qua tỉnh Bắc Ninh dài 24,2km; tuyến nối 9km đi qua 3 huyện (Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình) và TP. Bắc Ninh. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.