Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chiều 26/6, Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội Phạm Quý Tiên đã thông tin về các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (đối tác công tư) được Hà Nội trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Hội nghị "Hà Nội 2018 - Hợp tác đầu tư và phát triển" tổ chức giữa tháng 6 vừa qua.
Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội khẳng định việc thực hiện chỉ định thầu đối với 5 dự án đầu tư theo hình thức BT là những dự án giao thông đã trải qua quá trình chọn lọc kỹ càng, bảo đảm đúng pháp luật, hiệu quả đầu tư, khẳng định chính sách thu hút đầu tư đúng đắn của thành phố, góp phần giúp Hà Nội giải bài toán ùn tắc giao thông.
Giải thích về việc Hà Nội thực hiện chỉ định thầu đối với 5 dự án đường giao thông theo hình thức BT trong khi Nghị đinh 63 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư mà Chính phủ vừa ban hành tháng 5/2018 lại không cho phép chỉ định thầu đối với các dự án BT nữa, ông Vũ Duy Tuấn, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho rằng, đây là những dự án được nghiên cứu từ năm 2009 - 2015, đã được Hà Nội báo cáo, các bộ ngành xem xét. Thủ tướng đã đồng ý chủ trương thực hiện theo hình thức BT và cho phép TP chỉ định nhà đầu tư đàm phán trực tiếp hợp đồng BT.
Bên cạnh đó, trình tự, thủ tục xem xét các dự án BT tại Hà Nội rất chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, gồm các bước: Lập, thẩm định, phê duyệt và công bố dự án; lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán và ký kết thỏa thuận đầu tư, hợp đồng dự án; thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án; triển khai thực hiện dự án; quyết toán và chuyển giao công trình.
Về việc Hà Nội không tiến hành đấu giá quỹ đất để lấy tiền làm đường mà chọn cách đổi đất lấy đường theo hình thức BT, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cho hay có nhiều cách để đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó, có thể lựa chọn con đường thuận lợi, ngắn, tiết kiệm nhất. Không phải các cơ quan chuyên môn không suy nghĩ đến việc đấu giá đất nhưng thực hiện không đơn giản.
"Các dự án BT nêu trên đều là các công trình xây dựng đường giao thông, khối lượng kinh phí cho hạng mục bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị công trình BT (thấp nhất là 42%, có dự án cao tới 80%, chi phí xây lắp chỉ là 20%). Con đường đấu giá đất chưa phải là con đường thuận lợi nhất nên Hà Nội lựa chọn thông qua nhà đầu tư để làm. Quá trình làm đảm bảo tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật, tiết kiệm ngân sách, đỡ chi phí cho các hoạt động khác", ông Nghĩa nói.
Trả lời câu hỏi về cách tính giá đất để đổi đường, ông Nghĩa cho biết việc này được dựa trên cơ sở quy định của pháp luật với phương pháp, công thức tính cụ thể, hết sức khách quan. Sở TN - MT cũng thuê 1 đơn vị độc lập để xác định giá, sau đó báo cáo hội đồng thẩm định của thành phố.
"Cả quy trình khép kín, vì vậy, không bao giờ có chuyện giá đất dự án BT thấp hơn giao cho dự án thương mại cùng vị trí . Không có sự chênh lệch, vì có sự thẩm định của nhiều cơ quan, nhiều bước chặt chẽ", ông Nghĩa nhấn mạnh.
5 dự án BT tại Hà Nội 1- Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến Khu đô thị mới C2- Gamuda Gardens, quận Hoàng Mai Tổng mức tổng vốn đầu tư khoảng 900 tỷ đồng; giá trị công trình BT là 848 tỷ đồng. 2- Dự án Xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị dân cư quận Hà Đông Tổng vốn đầu tư khoảng 1.960 tỷ đồng; giá trị công trình BT là 1.637 tỷ đồng. 3- Dự án Xây dựng tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên, đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường Vành đai 2,5 Tổng vốn đầu tư khoảng 1.620 tỷ đồng; giá trị công trình BT là 1.424 tỷ đồng. 4- Dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã tư Sở, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã tư Vọng Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 9.459 tỷ đồng; giá trị công trình BT khoảng 7.645 tỷ đồng. 5- Dự án xây dựng tuyến đường từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3, quận Thanh Xuân Tổng vốn đầu tư khoảng 1.412 tỷ đồng; giá trị công trình BT là 1.344 tỷ đồng. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.