Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Phát biểu trên đài phát thanh “Tiếng nói Moscow” ngày 23/5, ông Sherin nhận định rằng việc Nga hoàn thành xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2” là sự trừng phạt về kinh tế và địa chính trị đáng sợ nhất đối với Mỹ.
“Khi chúng tôi có được một kênh thay thế để cung cấp khí đốt cho châu Âu, thậm chí với khối lượng gấp đôi so với kênh cung cấp hiện nay thông qua Ukraine, thì Moscow có thể áp đặt bất kỳ điều kiện nào đối với Mỹ và nước này sẽ phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga bởi họ sẽ mất quyền kiểm soát đối với các quốc gia châu Âu”, lãnh đạo Hạ viện Nga nêu rõ.
“Hiện Ukraine là quốc gia chính trung chuyển khí đốt đến châu Âu, và Mỹ có thể gây ảnh hưởng đến các nước châu Âu. Việc Nga cần làm bây giờ là tập trung mọi nỗ lực cho việc hoàn thành thi công Dòng chảy phương Bắc 2 vì đây sẽ giống như án tử đối với Mỹ và Ukraine”, ông Sherin kết luận.
Ông Sherin nói thêm rằng Mỹ hiện đang hành xử theo cách phản xây dựng và thiếu văn minh.
Tuyên bố của ông Sherin được đưa ra sau khi Mỹ vừa liệt thêm 13 tàu và 3 công ty của Nga vào danh sách trừng phạt vì có liên quan tới dự án vận chuyển khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ ngày 21/5, những đối tượng này bị đưa vào danh sách trừng phạt theo Luật Bảo vệ An ninh Năng lượng châu Âu (PEESA). Đây là đạo luật được thông qua vào năm năm 2019 nhằm ngăn cản xây dựng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết động thái này nhằm bảo vệ Ukraine, không để nước này mất nguồn lợi nhuận thu phí trung chuyển khí đốt đi qua lãnh thổ nước này.
Theo sắc lệnh này, mọi quan hệ và hoạt động giao dịch với các thực thể trừng phạt đều bị cấm.
Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là Uniper và Wintershall. Tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD.
Việc triển khai dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vấp phải sự phản đối của một vài quốc gia, trong đó Mỹ là quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất do lo ngại dự án này sẽ khiến châu Âu bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga, đồng thời ảnh hưởng tới tham vọng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Washington sang khu vực.
Trong khi đó, Đức khẳng định, dự án này là dự án kinh tế thuần túy, mang lại lợi ích cho châu Âu. Chính phủ Đức cho rằng việc Mỹ trừng phạt dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 là "sự xâm phạm chủ quyền châu Âu".
Tính tới thời điểm hiện tại, đa số các công ty tham gia vào dự án Dòng chảy phương Bắc 2 đã bị trừng phạt hoặc bị cảnh báo sẽ chịu lệnh cấm vận từ Mỹ.
Đến nay, 95% dự án đã được hoàn thành và chỉ còn một đoạn đường ống dài khoảng 120km ở vùng biển sâu ngoài khơi Đan Mạch và khoảng 28km trong vùng biển của Đức.
Xem thêm >> Thế giới tuần qua: Trung Quốc liên tiếp xảy ra động đất, Mỹ cấm vận loạt thực thể Nga
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.