Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tấn công mọi mặt trận
Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine vào ngày 24/2/2022, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kích hoạt một cuộc tấn công ngoại giao cũng như tăng cường vận chuyển vũ khí cho quân đội Ukraine.
Sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và kêu gọi bảo vệ tập thể trật tự quốc tế, Mỹ đã tìm cách trừng phạt Nga bằng những đòn giáng nặng nề với mục tiêu chứng kiến các công ty và quốc gia cắt đứt quan hệ với Moscow.
Cuộc chiến chắc chắn đã gây thiệt hại cho Nga, nó đã phá hủy vị thế của đất nước này với phần lớn châu Âu. Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Liên hợp quốc đã nhiều lần lên án chiến sự. Và theo như chính quyền của ông Biden, Nga đã phải chịu một thất bại chiến lược lớn.
Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken tuyên bố vào tháng 6 năm ngoái rằng: “Nga đã bị cô lập trên trường thế giới hơn bao giờ hết. Cuộc chiến của ông Putin đã làm giảm ảnh hưởng của Nga trên mọi châu lục”.
Các biện pháp trừng phạt và tẩy chay kinh doanh của phương Tây chắc chắn đã ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày ở Nga, mặc dù trong nhiều trường hợp do những bất tiện như mất Apple Pay và Instagram không đủ để gây ra tình trạng bất ổn phổ biến.
Ông Edward Fishman, cựu quan chức Bộ Ngoại giao trong chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, người giám sát các lệnh trừng phạt Nga sau khi ông Putin sáp nhập Crimea vào năm 2014, cho rằng theo thời gian, các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ gây thiệt hại lớn hơn.
Bất chấp những lỗ hổng và hoạt động buôn bán ở chợ đen, Nga sẽ phải nỗ lực để có được những linh kiện công nghệ cao quan trọng. Và những thỏa thuận bị phá vỡ với các công ty năng lượng phương Tây sẽ khiến Nga mất đi khoản đầu tư cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất dầu khí hiệu quả.
Doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của Nga trong tháng 12 năm ngoái là 14,4 tỷ USD, sụt xuống mức thấp nhất trong nửa năm. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết những nỗ lực của phương Tây nhằm thực thi giới hạn giá đối với dầu của Nga dường như đã ảnh hưởng đến doanh thu chung, cũng như giá dầu thô trên thị trường toàn cầu giảm.
Nga vẫn đứng vững
Nhiều quốc gia nhất quyết không đứng về bên nào trong cuộc chiến ở Ukraine, trong khi Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil lại đang lấp đầy kho bạc của Nga, theo The New York Times.
Hai năm sau chiến sự, ông Putin gần như không còn bị cô lập như các quan chức Mỹ kỳ vọng. Sức mạnh vốn có của Nga, bắt nguồn từ nguồn cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên khổng lồ, đã tạo nên khả năng phục hồi tài chính và chính trị có tiềm năng vượt qua những rào cản của phương Tây.
Ở nhiều nơi ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, ảnh hưởng của ông Putin vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết hoặc thậm chí còn tăng lên.
Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đang mua dầu của Nga với số lượng kỷ lục, tận hưởng mức chiết khấu cao mà Nga đưa ra với các quốc gia sẵn sàng thay thế các khách hàng châu Âu đã mất.
Cùng với những mối quan hệ kinh tế ngày càng phát triển đó là những mối quan hệ ngoại giao bền chặt, bao gồm cả với một số đối tác thân thiết của Mỹ. Ông Putin đã đến thăm Bắc Kinh vào tháng 10 và tiếp đón Ngoại trưởng Ấn Độ tại Moscow vào cuối tháng 12 năm ngoái.
Vài tuần trước đó, ông Putin đã được chào đón nồng nhiệt ở Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Tổng thống Brazil đã gửi lời mời ông Putin tới dự hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo Nhóm 20 tại Brazil vào tháng 11/2023, dù nước ông là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế và có nghĩa vụ thi hành lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Nga của tòa án.
Tại Liên hợp quốc, các nghị quyết do Mỹ lãnh đạo lên án chiến sự đã nhận được rất ít sự ủng hộ từ các quốc gia không liên kết chặt chẽ với Mỹ hoặc Nga, thể hiện sự miễn cưỡng của họ khi buộc phải đứng về một bên trong cuộc xung đột.
Bà Alina Polykova, chủ tịch Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu tại Washington, cho biết: “Các quốc gia này cảnh giác với việc bị coi là con tốt trên bàn cờ cạnh tranh giữa các cường quốc”.
Vài tuần trước, Nga đã giao 34.000 tấn phân bón miễn phí cho Nigeria, một trong số những chuyến hàng như vậy đã được gửi tới châu Phi.
Ông Putin có thể chi trả số tiền lớn như vậy, chưa kể đến cuộc chiến tiêu hao ở miền đông Ukraine, bởi vì Nga đã thay thế những khách hàng năng lượng đã mất ở châu Âu bằng cách bán nhiều hơn ở các châu lục khác.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế báo cáo vào tháng trước rằng Nga đã xuất khẩu 7,8 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 12/2023, ghi nhận mức cao nhất trong 9 tháng và chỉ thấp hơn một chút so với mức trước chiến sự.
Chuỗi cung ứng thay thế
Trung Quốc đã duy trì thương mại với Nga và đang lấp đầy những khoảng trống mà các công ty phương Tây để lại, đảm bảo cung cấp mọi thứ từ hàng gia dụng đến dịch vụ tài chính.
Đối với các lệnh trừng phạt nhằm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ cao của Nga, đặc biệt là các thiết bị có thể sử dụng cho vũ khí hiện đại, ông Putin đã tìm ra cách giải quyết. Các quốc gia lân cận như Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chưa tham gia chế độ trừng phạt của Mỹ và các công ty tư nhân ở đó nhập khẩu vi mạch và các mặt hàng khác để tái xuất sang Nga.
Nhưng trên hết, ông Putin đã chuẩn bị cho đất nước của mình trước sự tấn công dữ dội của các lệnh trừng phạt và ông đã đưa ra đủ các lựa chọn để duy trì cỗ máy chiến sự của mình và tạo đòn bẩy trên trường thế giới.
Ông Fishman, học giả nghiên cứu cấp cao tại Đại học Columbia, cho biết: “Thật không may, Nga hiện đã xây dựng một loại chuỗi cung ứng thay thế”.
Ông nói thêm rằng ông Biden có thể thực hiện những bước đi táo bạo hơn nữa để hạn chế xuất khẩu năng lượng và nhập khẩu công nghệ của Nga. Nhưng điều đó có nghĩa là xung đột với các quốc gia đã trở thành khách hàng mua dầu lớn của Nga, như Ấn Độ, quốc gia chỉ có thể giảm nhập khẩu dưới sự đe dọa trừng phạt hoặc các biện pháp trừng phạt khác có thể gây ra khủng hoảng ngoại giao.
Tương tự, nhiều doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ việc làm trung gian cho các mặt hàng công nghệ bị cấm là Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, hai đối tác mà ông Biden không muốn đối đầu.
Có lẽ điều đáng lo ngại nhất là việc cắt giảm xuất khẩu dầu của Nga có thể sẽ đẩy giá dầu toàn cầu lên ca, một tin xấu đối với Mỹ và ôgn Biden khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra.
“Tôi nghĩ có rất nhiều lo lắng khi làm bất cứ điều gì có thể làm rung chuyển thị trường dầu mỏ toàn cầu, đặc biệt là trong một năm bầu cử”, ông Fishman cho hay.
Xem thêm >> Pháp tịch thu biệt thự 130 triệu USD của Nga, EU sắp giáng đòn trừng phạt mới
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.