Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Được biết, ban đầu chủ đầu tư của dự án KĐT Tân Tây Đô là Công ty Tuấn Quỳnh và Thành Nhân, sau đó dự án được chia làm đôi và bán cho 2 chủ đầu tư thứ cấp là Xuân Phương và Hải Phát. Xuất phát từ việc mua bán trên, rất nhiều tranh chấp gay gắt đã xảy ra, các công trình không được thiết kế như ban đầu, hệ thống nước sạch, thiết kế, tiện ích… đã gây ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của người mua nhà.
Tranh chấp xảy ra ở nhiều vấn đề với tất cả 6 Block nhưng tại Block HHB của chủ đầu tư Hải Phát, tranh chấp xảy ra gay gắt nhất ở nhiều vấn đề nhất liên quan đến diện tích sử dụng chung, nước sạch, sân chơi cho cư dân, chất lượng công trình… khiến các cư dân HHB vô cùng bức xúc.
Đầu tiên, phải kể đến việc cấp nước uống, sinh hoạt cho tòa nhà HHB và toàn bộ khu đô thị đã bị tố nước nhiễm độc Asen.Việc đấu tranh của cư dân đã diễn ra trong 4 năm và mới đây vào tháng 10/2018 cư dân ở đây mới được cấp nước sạch riêng cho tòa nhà.
Tuy nhiên, nỗi bất an về nước sạch của riêng cư dân HHB vẫn còn đó, khi bể nước sạch của tòa nhà được đặt dưới sân Tennis và nằm cạnh bể phốt, bể xử lý nước thải.
Ảnh: Bể nước đa dụng của HHB lại đặt dưới sân bóng và trong hàng rào thép gai
Theo anh Nguyễn Ngọc Lam, Trưởng ban quản trị tòa nhà HHB, bể nước uống và sinh hoạt n ằm ngay cạnh bể phốt, đặt dưới sân Tennis gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước của cư dân, nghiêm trọng hơn, đây là bể nước đa dụng nhưng lại được bao quanh bởi hàng thép gai nếu xảy ra việc cháy nổ thì biết lấy nước ở đâu để dập lửa.
Không những thế, các công trình trước trên phần sử dụng chung của tòa HHB còn bị xây dựng trái phép quán cà phê, bốt điện và cả nhà để ở. Việc này đã có kết luận sai phạm của cơ quan chức năng nhưng không hiểu sao vẫn ngang nhiên tồn tại. Anh Lam lo lắng.
Ngoài ra, về vấn đề PCCC, từ tầng 4 trở lên đã được nghiệm thu nhưng 3 tầng thương mại của chủ đầu tư Hải Phát vẫn chưa được nghiệm thu PCCC, đây là vấn đề hết sức khó hiểu, vì nếu cháy các tầng dưới đương nhiên tầng trên của cư dân sẽ bị ảnh hưởng.
Ảnh: 3 tầng thương mại của HHB đã hoàn công vẫn chưa được nghiệm thu PCCC
Phóng viên VietnamFinance đã thực tế tại tòa nhà HHB, hiện nay 3 tầng thương mại chân tòa HHB vẫn chưa hoàn thành, đất đá lởm chởm, trong khi đó người mua nhà đã dọn về sống được vài năm qua.
Đã có rất nhiều vấn đề bức xúc của cư dân tòa HHB với chủ đầu tư và chính quyền nhưng hiện nay vấn đề nóng nhất của cư dân tại đây là diện tích sử dụng chung của người mua nhà được ghi nhận trên giấy tờ (sổ hồng) đã bị hao hụt hàng nghìn m2 so với hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
Chia sẻ với VietnamFinance, bà Đỗ Thị Cúc, cư dân tòa HHB cho biết, cư dân tại đây nhiều năm qua đã quá khổ sở, gia đình nhà bà đã phải mua từng thùng nước từ bên ngoài để uống, sinh hoạt do nguồn nước có độc, và tình trạng trên mới chỉ được khắc phục phần nào. Tuy nhiên, ngoài nỗi lo về nguồn nước không an toàn vẫn hiển hiện thì hiện nay điều cư dân HHB lo lắng nhất là quyền tài sản về diện tích sử dụng chung đang không được đảm bảo.
Theo hợp đồng của khách hàng ký kết với chủ đầu tư Hải Phát ngoài diện tích sử dụng riêng thì diện tích đất sử dụng chung là 16.072m2, và đây cũng là phần diện tích sử dụng chung của một nửa khu đô thị Tân Tây Đô đã được Hải Phát mua lại của cả 3 tòa CT1, CT2 và HHB.
Đáng chú ý, đợt làm sổ hồng đợt 1 của cư dân tòa HHB diện tích đất sử dụng chung vẫn là 16.072m2 như được quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, đến đợt làm sổ thứ 2 thì diện tích sử dụng chung của cư dân HHB diện tích sử dụng chung chỉ còn 3.307,4m2, tại Block CT2A, CT2B là 4.352,8m2.
Với diện tích đất sử dụng chung là 16.072m2 ghi nhận trong hợp đồng mua bán của cư dân cả 3 Block, chủ đầu tư Hải Phát đã phân bổ và thu tiền sử dụng đất cho từng hợp đồng và nộp tiền cho Nhà nước. Câu hỏi đặt ra, với diện tích sử dụng chung đã giảm chỉ còn một phần nhỏ, chủ đầu tư Hải Phát có phải hoàn trả tiền sử dụng đất cho cư dân hay không? Được biết, số tiền này lên tới hàng chục tỷ đồng.
Ảnh: Băng rôn phản đối của người dân căng khắp tòa nhà
Lý giải tại sao có sự hao hụt diện tích so với hợp đồng mua bán, văn bản trả lời của Sở TN&MT Hà Nội ghi rõ: Căn cứ điểm a, khoản 3, Điều 49, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định: Chủ đầu tư có trách nhiệm xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích đất thuộc quyền sử dụng chung trong dự án đầu tư, quy hoạch xây dựng chi tiết và thiết kế mặt bằng công trình để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trong các hợp đồng mua bán nhà ở và bản vẽ hoàn công công trình để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua.
Vậy, Chủ đầu tư Hải Phát đã xác định vị trí ranh giới, diện tích đất sử dụng chung như thế nào để nộp cho Sở TN&MT để hô biến mất diện tích đất sử dụng chung mà họ đã bán cho cư dân 3 tòa nhà HHB, CT2A, CT2B?
Trong trả lời của sở TN&MT Hà Nội có viện dẫn hợp đồng mua bán là một căn cứ để xác định diện tích sử dụng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Sở này đã căn cứ vào lập luận của Hải Phát để cấp giấy cho cư dân.
Không những thế, phần HHB diện tích sử dụng chung chỉ còn 3.307,4m2 của HHB còn bị cư dân tố nhiều dấu hiệu lập lờ, khi phần diện tích sử dụng chung này lại được xác định là toàn bộ phần khối đế của cả 2 tòa HHB và HHA. Lưu ý, tòa HHA thuộc sở hữu của chủ đầu tư Xuân Phương. Vậy câu hỏi đặt ra, Sở Tài Nguyên Môi trường Hà Nội có đang xâm phạm quyền tài sản của chủ đầu tư Xuân Phương và cư dân tòa HHA?.
Việc quy định diện tích sử dụng chung đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản của cư dân tại đây. Minh chứng cụ thể, diện tích trước tòa nhà HHB đã bị biến tướng thành hàng loạt công trình để kinh doanh là sân Tennis, quán cà phê, nhà ở và cả bốt diện được đặt sai vị trí.
Theo cư dân tòa HHB, chủ đầu tư Hải Phát đã căn cư vào trả lời của Sở TNMT Hà Nội để chiếm dụng phần diện tích sử dụng chung này để kinh doanh thu lợi trên phần tài sản của cư dân.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.