Hiến kế cho các khoản thu tài chính từ đất đai

Nam Phương - 28/03/2023 12:48 (GMT+7)

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2013-2020, số thu từ đất đai trung bình khoảng gần 160.000 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng hơn 15% tổng thu ngân sách nhà nước. Dẫu vậy, các chuyên gia cho rằng vẫn cần hoàn thiện các quy định về các khoản thu tài chính từ đất đai trong Luật Đất đai (sửa đổi).

VNF
'Cần rà soát để quy định đầy đủ các khoản thu tài chính về đất đai'

“Định danh” cụ thể các khoản thu từ đất đai

Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) Nguyễn Tân Thịnh cho rằng, cần rà soát để quy định đầy đủ các khoản thu tài chính về đất đai và chỉnh sửa tên của từng khoản thu cho phù hợp.

Điển hình như điểm c, khoản 3, khoản 4 Điều 154 dự thảo có quy định khoản thu “Thuế sử dụng đất” là một trong các khoản thu tài chính từ đất đai (gồm: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp). Ngoài ra Nghị quyết số 18-NQ/TW cũng có đề cập đến việc phải hoàn thiện khoản thuế này, vì vậy, cần bổ sung khoản thu thuế sử dụng đất tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Ngoài ra, để đảm bảo bao quát được toàn bộ các khoản thu tài chính về đất đai phát sinh trên thực tế như thu tiền bảo vệ và phát triển đất chuyên trồng lúa khi chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa, cần bổ sung “Khoản thu khác về đất đai theo quy định của pháp luật” vào dự thảo luật.

Đồng thời, tại điểm b, khoản 1, Điều 147, ông Thịnh đề nghị bổ sung tiền thuê đất “khi được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền thuê đất” (tương tự trường hợp tiền sử dụng đất).

Về thu tiền đối với đất sử dụng đa mục đích, tại Điều 209 dự thảo quy định khái niệm mới “đất sử dụng đa mục đích” là đất được sử dụng kết hợp vào nhiều mục đích khác để làm tăng hiệu quả sử dụng đất; bao gồm: đất sử dụng hỗn hợp; đất sử dụng kết hợp. Việc sử dụng đất đa mục đích phải đảm bảo nguyên tắc “Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định”. Mục đích sử dụng đất chính được xác định theo quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

“Đất sử dụng đa mục đích là “đất sử dụng hỗn hợp” thì có thu nghĩa vụ tài chính không? Theo Điều 209 thì phải thu nhưng Điều 147 không có quy định khoản thu đối với loại đất này. Tại dự thảo Luật chưa rõ “đất sử dụng đa mục đích” có bao gồm đất được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hay không? Theo tôi, nên làm rõ các khái niệm “sử dụng đất kết hợp”, “đất sử dụng đa mục đích” và các khái niệm “đất sử dụng vào nhiều mục đích”, “đất sử dụng hỗn hợp” cho phù hợp, tránh chồng chéo”, ông Thịnh phân tích.

Ông Thịnh cũng đề nghị quy định rõ chế độ sử dụng đất (giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu tiền sử dụng đất, thuê đất) của từng loại đất trên, từ đó quy định về nghĩa vụ tài chính về đất đai áp dụng đối với các loại đất này (theo mục đích chính - nếu có) cho phù hợp.

Sử dụng công cụ thuế để tránh đầu cơ lũng đoạn

Đại diện Sở Tài chính tỉnh Bình Dương cho biết, chính sách tài chính về đất đai gồm 2 nội dung cơ bản: giá đất và chính sách thuế. Chính sách về giá đất do nhà nước quy định phải phù hợp với thị trường. Chính sách thuế phải là công cụ quản lý khoản thu tài chính về đất đai, nhằm sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí đất đai, tránh tình trạng đầu cơ, lũng đoạn về đất đai.

“Tuy nhiên, 2 vấn đề này quy định tại 3 luật khác nhau (Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Quản lý ngân sách). Để hiệu quả trong công tác quản lý, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo Quốc hội đảm bảo đồng bộ giữa chính sách thuế, tài chính và Luật Đất đai, để có cơ chế thu đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu tăng thêm của giá trị đất mang lại”, vị đại diện này cho hay.

Để dùng công cụ thuế chống đầu cơ đất, từ đó gây lũng đoạn thị trường và làm tăng giá ảo, chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh góp ý, cần đưa vào dự thảo luật các quy định cụ thể về đối tượng sẽ bị áp dụng mức thuế cao, đối tượng được áp thuế bình thường, các trường hợp miễn giảm, xây dựng một hệ thống để thông báo cho người dân biết số tiền thuế họ đóng vào được dùng vào những việc gì, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào công tác giám sát việc sử dụng thuế của nhà nước. Cùng với đó là những khoản thu nhằm điều tiết hiệu quả chênh lệch địa tô.

Còn luật sư Trần Mạnh Thắng (đoàn luật sư TP. HCM) đề nghị cần bổ sung thêm cho “Chương III về quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất” một số nội dung. Đó là giới hạn mức diện tích đất ở, chỉ được sử dụng tối đa một số lượng diện tích đất ở nhất định trong phạm vi cả nước. Nhà, đất vượt hạn mức số lượng, diện tích thì không được vay vốn để mua hoặc mua xong rồi không được nhà, đất đó để thế chấp vay vốn. Khi mua nhà, đất vượt hạn mức thì đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Đánh thuế thu nhập khi chuyển nhượng nhà đất trong thời gian ngắn (từ 1-5 năm, sau khi mua với thuế suất từ 100% đến 200% trên lợi nhuận).

“Cũng nên cân nhắc quy định sử dụng nhà, đất vượt giới hạn diện tích thì đánh thuế sử dụng nhiều nhà, đất trở lên, có thể đánh thuế sử dụng số tiền nhất định/m2/năm đối với đất, nhà ở đô thị, đánh thuế số tiền nhất định/m2/năm đối với đất, nhà ở nông thôn”, LS Thắng chia sẻ.

Theo một số chuyên gia, một trong những quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 18 đó là, quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, đất bỏ hoang. Đối chiếu những quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết 18 thì dự thảo Luật vẫn chưa giải quyết thỏa đáng vấn đề là thuế sử dụng đất chưa được quy định cụ thể, không thể hiện điểm mới, chưa đáp ứng yêu cầu mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích, nhiều nhà ở…

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, đây là thời điểm thích hợp để áp dụng việc đánh thuế cao với người sở hữu nhiều nhà, đất. Bởi lẽ thuế nhà, đất hiện hành ở nước ta quá thấp so với các quốc gia trên thế giới. Cụ thể, mức thuế của chúng ta chỉ ở mức 0,03%, trong khi các nước khác là 1 – 1,5%. Và việc đánh thuế nhà, đất cao sẽ giúp ngân sách nhà nước có được nguồn đóng góp lớn từ người dân.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.